Chi tiết tin tức

Chiêm ngưỡng tháp Đại Nhạn hùng vĩ nơi thầy Đường Tăng dịch những bộ kinh Phật đầu tiên

22:00:00 - 21/12/2018
(PGNĐ) -  Đến Tây An (Trung Quốc) du lịch thành Trường An, du khách sẽ có dịp tham quan tháp Đại Nhạn, nơi vị danh sư đời Đường Đường Tăng dịch kinh Phật và là nơi lưu giữ những áng kinh Phật cổ. Hàng năm, ngọn tháp này thu hút hàng nghìn người trên khắp thế giới hành hương về đất Phật và cầu nguyện.
Tháp Đại Nhạn (Dayan) được xây dựng cách đây hơn 1300 năm vào thời nhà Đường, khi Phật giáo cực kỳ hưng thịnh ở Trung Quốc. Ban đầu tháp có 5 tầng và được xây lại năm 704 thời hoàng đế Võ Tắc Thiên, sau đó được trùng tu vào thời nhà Minh. Tòa tháp hiện có 7 tầng, cao 64,5 mét, bằng đất nện, thiết kế hình nón vuông với cấu trúc phân tầng đặc biệt, thiết kế trang nhã đơn giản và từ đỉnh có thể nhìn bao quát thành phố Tây An.

Tháp Đại Nhạn (Dayan) được xây dựng cách đây hơn 1300 năm vào thời nhà Đường, khi Phật giáo cực kỳ hưng thịnh ở Trung Quốc. Ban đầu tháp có 5 tầng và được xây lại năm 704 thời hoàng đế Võ Tắc Thiên, sau đó được trùng tu vào thời nhà Minh. Tòa tháp hiện có 7 tầng, cao 64,5 mét, bằng đất nện, thiết kế hình nón vuông với cấu trúc phân tầng đặc biệt, thiết kế trang nhã đơn giản và từ đỉnh có thể nhìn bao quát thành phố Tây An.

Ngọn tháp này là một trong những di tích hoành tráng, cổ kính và trầm mặc nhất của thành Trường An - nơi từng là kinh đô của 13 triều đại Trung Hoa, bên cạnh khu lăng mộ của Tần Thủy Hoàng, phố cổ Thư Viên Môn... với bức tường thành 600 năm tuổi. Công trình còn nằm trong quần thể Đền Đại Từ Ân, ngay mặt trước là bức tượng thầy Đường Tăng lớn. Phía sau quần thể này là Quảng trường Bắc, nơi có đài phun nước lớn và nhiều tác phẩm điêu khắc.

Ngọn tháp này là một trong những di tích hoành tráng, cổ kính và trầm mặc nhất của thành Trường An - nơi từng là kinh đô của 13 triều đại Trung Hoa, bên cạnh khu lăng mộ của Tần Thủy Hoàng, phố cổ Thư Viên Môn... với bức tường thành 600 năm tuổi. Công trình còn nằm trong quần thể Đền Đại Từ Ân, ngay mặt trước là bức tượng thầy Đường Tăng lớn. Phía sau quần thể này là Quảng trường Bắc, nơi có đài phun nước lớn và nhiều tác phẩm điêu khắc.

Theo sử sách Phật ghi lại, vào giao đoạn năm 629 - 630, nhà sư Đường Huyền Trang (tức thầy Đường Tăng) đã xuất phát từ thành Trường An để đến Ấn Độ tìm học Phật Pháp. Ông đi theo con đường tơ lụa, băng qua sa mạc, đi qua nhiều quốc gia, chiêm bái vô số phật tích và cuối cùng đã đến được Ấn ĐỘ, tại đây ông đã tu học khoảng 17 năm.

Theo sử sách Phật ghi lại, vào giao đoạn năm 629 - 630, nhà sư Đường Huyền Trang (tức thầy Đường Tăng) đã xuất phát từ thành Trường An để đến Ấn Độ tìm học Phật Pháp. Ông đi theo con đường tơ lụa, băng qua sa mạc, đi qua nhiều quốc gia, chiêm bái vô số phật tích và cuối cùng đã đến được Ấn ĐỘ, tại đây ông đã tu học khoảng 17 năm.

Năm 645 về đến Trường An, đoạn đường thầy Đường Tăng đi qua tính ra khoảng 25.000 cây số. Ông mang về nhiều tượng Phật, 150 xá lợi và 657 bộ kinh bằng tiếng Phạn. Sau đó, ông cho xây dựng và thành lập một khu dịch thuật kinh Phật khổng lồ từ tiếng Phạn sang chữ Hán.

Năm 645 về đến Trường An, đoạn đường thầy Đường Tăng đi qua tính ra khoảng 25.000 cây số. Ông mang về nhiều tượng Phật, 150 xá lợi và 657 bộ kinh bằng tiếng Phạn. Sau đó, ông cho xây dựng và thành lập một khu dịch thuật kinh Phật khổng lồ từ tiếng Phạn sang chữ Hán.

Vua Đường Thái Tôn rất kính trọng thầy Đường Tăng, ban cho ông danh hiệu Tam Tạng (tiếng Phạn là Tripitaka) vì là người tinh thông kinh sách cả Ba Tạng, gồm Kinh Tạng, Luật Tạng và Luận Tạng. Tháp Đại Nhạn được xây năm 652 dùng để chứa bản dịch kinh Phật của Đường Tăng.

Vua Đường Thái Tôn rất kính trọng thầy Đường Tăng, ban cho ông danh hiệu Tam Tạng (tiếng Phạn là Tripitaka) vì là người tinh thông kinh sách cả Ba Tạng, gồm Kinh Tạng, Luật Tạng và Luận Tạng. Tháp Đại Nhạn được xây năm 652 dùng để chứa bản dịch kinh Phật của Đường Tăng.

Tháp Đại Nhạn còn được biết đến với tên gọi khác là Đại Yến. Cái tên này được ví như cuộc đời của thầy Đường Tăng, giống như con chim nhạn lớn bay đi thật xa, rồi lại quay về.

Tháp Đại Nhạn còn được biết đến với tên gọi khác là Đại Yến. Cái tên này được ví như cuộc đời của thầy Đường Tăng, giống như con chim nhạn lớn bay đi thật xa, rồi lại quay về.

Các tầng của tòa tháp được thiết kế có dạng cửa cuốn xoay ra bốn hướng tạo nên một tuyệt tác cấu trúc đặc biệt ở bốn mặt tháp. Ngôi tháp này trở nên uy nghi và huyền ảo trong hoàng hôn giữa bền trời bao la, trong tiếng chuông ngân vọng.

Các tầng của tòa tháp được thiết kế có dạng cửa cuốn xoay ra bốn hướng tạo nên một tuyệt tác cấu trúc đặc biệt ở bốn mặt tháp. Ngôi tháp này trở nên uy nghi và huyền ảo trong hoàng hôn giữa bền trời bao la, trong tiếng chuông ngân vọng.

Nhìn tháp in trên nền trời xanh, mây trắng bay bay, nhớ câu thơ trong bài Hoàng Hạc lâu của Thôi Hiệu:

Nhìn tháp in trên nền trời xanh, mây trắng bay bay, nhớ câu thơ trong bài Hoàng Hạc lâu của Thôi Hiệu: "Nghìn năm mây trắng bây giờ còn bay" (Tản Đà dịch). Trải qua bao biến thiên của lịch sử, tháp Đại Nhạn hùng vĩ vẫn hiên ngang giữa bầu trời rộng lớn. Các bản dịch kinh Phật của thầy Đường Tăng đã đem lời dạy của đức Phật đến khắp cõi, rung động lòng người.

Minh Tuệ (tổng hợp)

Nguồn: phatgiao.org.vn

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin