Chi tiết tin tức

Độc bản hương án chùa Keo trở thành bảo vật quốc gia

20:50:00 - 06/10/2022
(PGNĐ) -  Ngày 5/10, tại Khu di tích quốc gia đặc biệt chùa Keo (xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình) diễn ra lễ đón bằng công nhận độc bản bảo vật quốc gia "Hương án chùa Keo".

Hương án chùa Keo làm bằng chất liệu gỗ sơn son, thếp vàng từ thời Lê Trung Hưng, thế kỷ XVII, với dạng hình hộp chữ nhật được kết cấu 3 phần chính: Mặt, thân và chân. Hiện vật này có kích thước dài 227,0cm; rộng 156,0cm; cao 153,0cm với hình dáng đặc biệt kiểu chân quỳ dạ cá. Người xưa đã sử dụng kỹ thuật chạm bong, chạm kênh, chạm lộng, trổ thủng để tạo khối nổi, khối chìm, tạo ra tầng tầng, lớp lớp hoa văn tạo nên một hương án đặt ở nơi thờ tự tôn nghiêm - đền thờ Thánh chùa Keo, tỉnh Thái Bình.

Bảo vật Quốc gia hương án chùa Keo tỉnh Thái Bình. Ảnh: Bảo tàng tỉnh Thái Bình

Bảo vật Quốc gia hương án chùa Keo tỉnh Thái Bình. Ảnh: Bảo tàng tỉnh Thái Bình

Người xưa đã sử dụng kỹ thuật chạm bong, chạm kênh, chạm lộng, trổ thủng để tạo khối nổi, khối chìm, tạo ra tầng tầng, lớp lớp hoa văn tạo nên một hương án đặt ở nơi thờ tự tôn nghiêm - đền thờ Thánh chùa Keo, tỉnh Thái Bình.

Đặc biệt, do có kích thước lớn và nặng nên dưới chân hương án còn được gắn hệ thống bánh xe để khi cần có thể đẩy di chuyển. Sự sáng tạo này vừa bảo vệ hương án không chịu tác động xấu do quá trình khiêng vác gây ra, vừa tránh được việc hơi nước ẩm từ nền đất ngấm lên.

Những đường nét chạm trổ hết sức cầu kỳ, tinh xảo

Những đường nét chạm trổ hết sức cầu kỳ, tinh xảo

Chính nhờ sự sáng tạo này mà trải qua thời gian mấy trăm năm (từ thế kỷ XVII đến nay), hương án chùa Keo Thái Bình vẫn được bảo tồn gần như nguyên vẹn.

Với các giá trị về lịch sử, khoa học và thẩm mỹ, hương án chùa Keo Thái Bình cùng với 22 hiện vật thuộc các tỉnh, thành khác đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận là bảo vật quốc gia vào tháng 12-2021, lễ trao bằng được thực hiện trong ngày 5-10, đúng dịp khai hội chùa Keo mùa thu.

Chùa Keo tỉnh Thái Bình (tên chữ là Thần Quang Tự) gồm 2 cụm kiến trúc: chùa, nơi thờ Phật và Đền thánh, thờ thánh Dương Không Lộ (1016 - 1094) - vị đại sư thời nhà Lý đã có công dựng chùa.

Hàng năm, chùa Keo có hai mùa lễ hội là Lễ hội mùa xuân (vào ngày mồng 4 tết Nguyên đán) và Lễ hội mùa thu (tháng 9 Âm lịch). Sau hơn 2 năm bị ảnh hưởng do dịch COVID-19, năm nay, lễ hội được tổ chức với nhiều hoạt động, nghi lễ trang nghiêm như: Lễ khai chỉ, lễ Phật, lễ Thánh, lễ rước kiệu và nhiều hoạt động văn hóa dân gian khác, thu hút đông đảo du khách tới tham quan, chiêm bái.

Năm 2012, chùa Keo được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp Bằng công nhận Di tích quốc gia đặc biệt. Năm 2017, Lễ hội chùa Keo được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

 

Tuệ An

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin