Chi tiết tin tức

Hàn Quốc: Ngôi cổ tự Heungguksa, địa chỉ lịch sử về truyền thống hộ quốc

20:25:00 - 20/03/2017
(PGNĐ) -  Ngôi cổ tự Heungguksa (Hưng Quốc tự) tọa lạc trên núi Yeongchuisan (Linh Thứu San), thành phố Yeosu (Lệ Thủy), tỉnh Nam Jeolla-do (Nam Toàn La đạo) nơi có nhiều khu vườn hoa đỗ quyên tự nhiên và các lĩnh vực hoa đỗ quyên trên sườn phía Nam nổi tiếng nhất Hàn Quốc. Ngôi cổ tự được thành lập vào năm Ất Mão (1195), niên hiệu Myeongjong (Minh Tông) năm thứ 25, triều đại Goryeo (Cao Ly), do do Quốc sư Bojo (Phổ Chiếu) hiệu Jinul (Trí Nột) khai sơn.

 

 

Ngôi cổ tự Heungguksa (Hưng Quốc tự) có nghĩa là hộ quốc an dân, góp phần quốc gia thịnh vượng phú cường. Phật giáo với dân tộc cùng chia sẻ bao  thăng trầm cùng vận nước. Đúng với danh xưng của ngôi cổ tự; vào thời Tổ quốc lâm nguy, sơn hà nguy biến, nơi đây Chư tôn đức tăng già kêu gọi toàn thể Phật giáo đồ cùng thứ dân trăm họ, trong tứ trọng ân, chúng ta lúc này phải nêu cao ân Tổ quốc trên hết. Hãy cùng nhau một lòng đoàn kết quyết một lòng ngăn giặc giữ nước. Và ngôi cổ tự này trở thành căn cứ kháng chiến, nơi luyện binh để đối đầu với quân xâm lược Nhật Bản và Trung Quốc. Trong tinh thần đó, Chư tăng và phật tử nơi đây theo tinh thần Bi – Tri – Dũng của Phật giáo để giải quyết những khổ đau của dân tộc và con người trong thế giới hiện thực.
 

Vào thế kỷ thứ 16, trong cuộc xâm lược của Nhật Bản vào năm 1592-1597, ngôi cổ tự Heungguksa (Hưng Quốc tự) trở thành trung tâm kháng chiến của lực lượng dân quân và các nhà sư chiến binh trong tỉnh Nam Jeolla-do (Nam Toàn La đạo), ngôi chùa này là cơ sở lực lượng vũ trang quân đội. Vào thời điểm đó, hàng nghìn vị tăng sĩ chiến binh hỗ trợ Tổng Tư lệnh Hải Quân anh hùng, phật tử Li Sunsin (Lý Thuấn Thần) để tiêu diệt lực lượng địch. Cuối cùng ngôi ngôi cổ tự Heungguksa chấp nhận hy sinh cho Tổ quốc vì binh lửa hỏa thiêu để bảo vệ đất nước.
 

Đến năm Giáp Tý (1624) triều đại vua Injo (Nhân Tổ) thiền sư Gyeteukdaesa bắt đầu khởi xướng trùng tu, lần lượt mãi đến năm Canh Thân (1800) mới hoàn thiện. Đặc biệt là khoảng năm Canh Thìn (1760) ngôi cổ tự Heungguksa (Hưng Quốc tự) trở nên quy mô hoành tráng với một không gian sàn tổng cộng 624 pyeong (khoảng 0,5 mẫu Anh), xây dựng 10 tòa nhà điện thờ, và lượng Chư tăng thường trú lên đến 643 vị với 17 gian phòng và 14 am, viện.

 

Ngôi cổ tự Heungguksa (Hưng Quốc tự), gắn liền với sự nghiệp giữ nước, dành độc lập cho Tổ quốc, và gắn liền với tên tuổi của vị danh tướng Tổng Tư lệnh Hải Quân, anh hùng, Phật tử Li Sunsin (Lý Thuấn Thần) cùng với những vị tăng sĩ nơi đây hòa quyện với những cánh hoa đỗ quyên hồng đỏ thắm, tô điểm cho non sông đất nước Hàn Quốc mãi giàu đẹp. Vì vậy mà dân gian xứ Kim Chi truyền tụng bởi huyện thoại: “Màu đỏ của hoa đỗ quyên là kết quả của tiếng chim mãi hát anh hùng ca trong rừng sâu mà khạc ra máu thấm vào hoa rực đỏ, và núi Yeongchwisan (Linh Thứu san) nhuộm màu đỏ hoa đỗ quyên với máu của tăng, binh sĩ, anh hùng liệt sĩ đã hy sinh cho công cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, đem lại sự bình yên thịnh vượng cho dân cho nước...)"

 
 

Hiện ngôi cổ tự này luôn thu hút khách du lịch thập phương trong nước và quốc tế đến tham quan chiêm bái, và đặc biệt chương trình Temple Stay mỗi cuối tuần luôn có những du khách đến tu tập trong một ngày đêm an lạc, như trút hết những gì mệt nhọc và nơi nuôi dưỡng tâm hồn, tĩnh tâm lý tưởng không thể thiếu trong cuộc sống thời hiện đại bởi công nghiệp hóa.
 

Một số hình ảnh, trân trọng kính giới thiệu đến quý đọc giả cùng tham quan chiêm bái ngôi cổ tự gắn liền với sự nghiệp chống giặc ngoại xâm xứ Kim Chi:

 
 
 
 
 
 

Vân Tuyền

Nguồn: phatgiao.org.vn

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin