Chi tiết tin tức Hình ảnh các tôn giáo cầu nguyện hòa bình khắp thế giới 20:57:00 - 01/01/2017
(PGNĐ) - Theo nhiều nguồn thống kê ước tính trên toàn thế giới có khoảng 4.200 tôn giáo lớn nhỏ, có tôn giáo ảnh hưởng quốc tế, có những tôn giáo bản địa của mỗi quốc gia, mỗi tôn giáo đều có nét độc đáo riêng và truyền thống của nó. Những hình ảnh này cung cấp một cái nhìn khái quát về cách tín ngưỡng khác nhau, kết nối với nhau.
Tây Tạng
Vị lãnh tụ tinh thần dân tộc, đức Đạt Lai Lạt Ma lãnh đạo tối cao Tây Tạng, truyền thống văn hóa Phật giáo Tây Tạng được thực hiện bởi những người Tây Tạng, khắp các quốc gia Ấn Độ, Bhutan, Mông Cổ, và phía Tây Nam Trung Quốc. Nó kết hợp các giáo lý tinh yếu của Phật giáo Đại thừa, với Phật giáo Mật tông, họ sử dụng các văn bản kinh điển Phật giáo bằng ngôn ngữ, văn hóa Tây Tạng cổ xưa.
Ấn Độ
Chhath Puja là một lễ hội Hindu giáo nổi bật hàng năm ở Ấn Độ, đặt biệt là ở các bang phía Bắc Ấn Độ như bang Bihar, Uttar Pradesh và Punjab, và trong các khu vực trên khắp Nepal.
Lễ hội Chhath Puja: Trong suốt bốn ngày diễn ra lễ hội, những tín đồ Hindu giáo, thường là những người phụ nữ vừa tắm mình trong dòng nước, vừa cầu xin mặt trời tỏa sáng, cho sự thịnh vượng no ấm hạnh phúc của người dân Ấn Độ.
Nghi lễ bao gồm cung cấp những lời cầu nguyện, ăn chay và tham dự nước Thánh sông Hằng. Nó được xem như là một trong những lễ hội cúng tế nghiêm túc nhất, những người tham gia chủ yếu là phụ nữ, phải chịu đựng trong thời gian dài mà không có thức ăn hoặc thiếu nước uống.
Nhiều người gọi Ramadan một cách đơn giản là "tháng nhịn ăn" hoặc "tháng ăn chay", nhưng cả hai cách gọi đó đều không đúng, bởi vì các tín đồ chẳng ăn chay hoàn toàn, cũng không nhịn ăn hoàn toàn. Tên gọi tháng Ramadan là chính xác.
Trong suốt một tháng lễ này, tất cả các tín đồ đạo Hồi đều thực hiện nghiêm túc quy định: không ăn, không uống, không hút thuốc... nghĩa là không được đưa bất kể thứ gì vào miệng (kể cả không sinh hoạt tình dục), nhưng chỉ áp dụng vào ban ngày – cụ thể là từ lúc mặt trời mọc đến khi mặt trời lặn mà thôi.
Luật của đạo cũng quy định rõ: Cho những người đang ốm, phụ nữ có thai, trẻ em dưới 5 tuổi và những người đang đi du lịch ở nước ngoài mà nước này không lấy đạo Hồi làm quốc giáo, được miễn trừ.
Tại một số quốc gia theo đạo Hồi còn có quy định: Đối với học sinh nhỏ tuổi, binh lính và công nhân lao động nặng thì không phải nhịn.
Trong một phòng lớn của một ngôi nhà tại làng Kashojwa, Cộng hòa Uganda, phụ nữ và trẻ em cùng ca vang lời cầu nguyện để nâng tinh thần, động viên an ủi những cộng đồng người Burundi tỵ nạn. Điều này mang lại một số niềm an ủi xoa dịu các nạn nhân bị tổn thương về tinh thần, Marie Nkurunziza nói: “Hơn 340.000 người tỵ nạn Burundi di tản ra nước ngoài, các linh mục phải chạy trốn vì các mối đe dọa, do tình trạng bất ổn ở Burundi kể từ cuối năm 2014.
Lời cầu nguyện “Sing Sing” là một truyền thống được thực hiện bởi dân làng Tavolo trên đảo New Britain, New Guinea, để chào đón du khách thập phương hành hương. Những người Tavolo tin rằng bài hát và điệu nhảy truyền thống của mình sẽ xua đuổi những ý định xấu và đảm bảo những vị khách bên ngoài đến trong hòa bình.
Iraq
Hàng trăm người Kitô hữu Iraq phải di tản do ISIS khủng bố, họ đã chạy đến những khu vực do người người Kurd kiểm soát. Nhiều nơi ẩn náo trong các thành phố như Erbil đã cho phép các Kitô hữu tự do thực hành tôn giáo của mình một cách công khai.
Malaysia
Ấn Độ giáo là một trong những tôn giáo lớn nhất trên thế giới, với hơn một tỷ tín đồ trên toàn thế giới. Tuy nhiên, ở Malaysia, hiến pháp công nhận Hồi giáo là tôn giáo chính của người Malaysia, mặc dù có đến gần 1,78 triệu người Malaysia theo Ấn Độ giáo.
Bangladesh
Mohammad Yahia là một trong nhiều người tị nạn Rohingya đang sống ở Bangladesh. Có đến 35.000 người tị nạn Rohingya đăng ký đã tìm thấy nơi trú ẩn tại hai trại chính ở phía Đông Nam khu vực Bazar, Cox. Rohingya, một trong những dân tộc thiểu số bị đàn áp nhất trên thế giới theo Liên hợp quốc, đã chạy trốn khỏi Myamanmar vì sự phân biệt đối xử của phần tử tôn giáo cực đoan.
Uganda
Một thanh niên người Do Thái cầu nguyện tại Giáo đường Do Thái mới ở Mbale. Giáo đường mới được xây dựng chủ yếu bằng tiền đóng góp của người Hoa Kỳ, là một niềm tự hào đối với những người Do Thái Uganda, gọi theo tiếng địa phương là Abayudaya.
Ấn Độ
Các tín đồ đạo Sikh tập trung tại Đền Vàng, Harmandir Sahib, đánh dấu buổi lễ kỷ niệm ngày sinh Guru Nanak, người sáng lập đạo Sikh. Đạo Sikh là tôn giáo lớn thứ tư ở Ấn Độ và có gần 25 triệu người theo dõi trên toàn thế giới. Hầu hết người Sikh ở Ấn Độ sống ở tiểu bang phía bắc của Punjab, nhưng trên khắp cả nước đều có những người theo tôn giáo này.
Vương quốc Thái Lan
Ayutthaya, một thành phố 40 dặm về phía bắc Bangkok, nổi tiếng với những ngôi tự viện Phật giáo và Viện Bảo tàng Phật giáo. Ở Thái Lan, người ta ước tính có gần 200.000 vị tăng sĩ Phật giáo và 85.000 người mới nhập môn tu học. Mặc dù hầu hết sống cuộc sống yên bình, nhưng đôi lúc cũng có những sự cố bạo lực chống lại họ ở các khu vực phía Nam.
Palestine
Ước tính có khoảng 50.000 Kitô hữu hữu sống trong các vùng lãnh thổ Palestine, chủ yếu ở bờ Tây.
Vân Tuyền (Nguồn: The Guardian News)
(*) Chính quyền Trung ương Tây Tạng (Central Tibetan Administration), chính thức là Chính quyền Trung ương Tây Tạng do đức Đạt Lai Lạt Ma lãnh đạo, là một tổ chức đóng ở Ấn Độ một phần thuộc đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 và một phần thuộc Thủ tướng Tây Tạng, với mục tiêu "đưa người tị nạn Tây Tạng về quê và phục hồi tự do và hạnh phúc ở Tây Tạng". Được thành lập năm 1959 ở Ấn Độ, nó thường được gọi là Chính phủ Tây Tạng lưu vong.
Bình luận
Gửi bình luận của bạn
|
Tin nhiều người đọc Danh bạ website Phật giáo Sự kiện - Hội thảo
Đăng ký bản tin |