Hình ảnh đẹp mỗi sáng trên khắp đất nước Lào
17:30:00 - 01/05/2018
(PGNĐ) - Vào mỗi buổi bình minh, những vị sư ở khắp đất nước Lào trong màu áo vàng nghệ lại lặng lẽ chân trần đi khất thực, mở đầu một ngày mới. Đây là nét văn hóa đặc sắc của đất nước trải qua nhiều thế kỷ lấy Phật giáo làm Quốc giáo này.
Đa phần người dân Lào theo Phật giáo Nguyên thủy (Theravada) hay còn gọi là Phật giáo Nam tông, với chủ trương khất thực độ nhật (xin ăn sống qua ngày). Người ta đã quá quen mắt với hình ảnh mỗi sáng sớm, từng đoàn chư tăng trẻ, đi thành dãy dài, tỏa xuống các khu phố hoặc xóm làng thôn ấp, im lặng thọ nhận sự dâng cúng thực phẩm của tín đồ đang rất kính cẩn quỳ lạy dưới đất và sau đó các sư chúc phúc cho họ. Theo giáo lý nhà Phật, trì bình khất thực mang lại nhiều lợi ích cho các vị khất sĩ và cho chúng sinh. Đối với các vị sư, các khất sĩ, việc ôm bình bát đi xin khiến cho tâm trí họ được rảnh rang, ít phiền não. Họ không phải lo kiếm kế sinh nhai, có nhiều thời gian để tu hành và đoạn trừ được tâm kiêu căng ngã mạn, cũng như đoạn trừ lòng tham, không thể tham ăn ngon và ăn nhiều vì ai cho gì ăn nấy, thức ăn chỉ đầy bát chứ không nhiều hơn, tránh khỏi sự tích trữ vật thực tiền của. | Phật giáo từ lâu đã trở thành quốc giáo ở Lào, vào mỗi buổi sáng những Phật tử mang lễ vật là đồ ăn chín ra trước cửa nhà dâng lễ vật lên các nhà sư hành lễ khất thực. Trong ảnh là cảnh người dân ở tỉnh Pakse chuẩn bị dâng lễ vật cho các nhà sư đi khất thực. |
| Hầu hết mọi người quàng chiếc khăn được gọi là phạ biêng, chéo qua vai trái xuống một cách trang trọng trang trọng |
| Các Phật tử ở huyện Champasak, tỉnh Champasak để chân trần, quì gối, chắp tay trước ngực dâng đồ lễ cho nhà sư hành lễ khất thực. Khi hành lễ cả nhà sư và phật tử phải để chân trần. |
| Đồ đựng lễ vật là chiếc thố có chân cao bằng nhôm, bằng đồng... có hoa văn tinh xảo, đựng các lễ vật cúng dường. Lễ vật trước hết là nắm xôi nhỏ, những chiếc bánh tự gói, trái cây, rồi các loại bánh mua sẵn, sữa hộp, sữa tươi, có khi kèm theo một tờ tiền... |
| Theo giới luật của phật giáo nguyên thủy, phật tử chỉ cúng bằng thức ăn đã nấu chín như cúng cơm chứ không cúng gạo, cúng rau đã nấu chín chứ không cúng rau tươi. Vì vậy mà nhà chùa không có bếp (Ảnh chụp tại một khu phố thuộc tỉnh Pakse). |
| Phật tử cầm sẵn lễ vật, đưa lên trán khấn nguyện rồi cung kính đặt vào bát của mỗi vị sư. Khi đi khất thực, vị khất sĩ không được nhìn vào mặt phật tử dù đó là một cụ già, trẻ nhỏ hay một cô gái đẹp, cũng không được để ý xem mình được cái gì và cũng không được thỏa mãn cũng như bất mãn. (Ảnh chụp trên một dãy phố chạy dọc bờ sông Mê Kông thuộc địa phận tỉnh Pakse). |
| Đồ đựng lễ vật của các nhà sư được lồng trong một túi vải màu vàng, có quai đeo, vì thế khi nhận lễ vật, một tay sư mở nắp, một tay giữ bát để nó không đung đưa. |
| Sau khi đã cung kính đặt đồ lễ, nhà sư sẽ cầu nguyện những điều tốt lành đến các phật tử, trong khi đó phật tử cúi đầu, một tay đưa lên như bông hoa sen trước ngực trong tư thế niệm Phật. Một tay cầm bình nước nhỏ rót xuống đất hay rót vào cái âu nhỏ bằng đồng mà họ mang theo, sau đó rót vào gốc cây một cách kính cẩn, mang ý nghĩa hồi hướng công đức cho đến tổ tiên, ông bà đã khuất được mát mẻ, an lành. |
| Sau khi hành lễ, phật tử sống tại bản Khon, huyện Chawmpasak, tỉnh Champasak đính những cục xôi nhỏ lên các hàng rào quanh nhà để chim chóc có cái ăn. |
| Tục lệ để những cục xôi dành cho chim chóc cũng gần giống với tục cúng chúng sinh của người miền bắc Việt Nam chỉ khác là mang ý nghĩa thực tế hơn. Cúng chúng sinh theo quan niệm của người Việt là để dành thức ăn cho những linh hồn lang thang trên thế gian. |
| Các nhà sư ở Lào chỉ đi khất thực đến trước giờ ngọ (12 giờ trưa), chỉ lấy thức ăn đã chín, không khất thực quá 7 nhà, không phân biệt giàu nghèo, thức ăn ngon dở, không đứng trước cửa chợ và một ngày chỉ ăn một bữa trước khi trời đứng bóng. |
| Phật tử thường bận rộn sinh kế, ít có điều kiện đến chùa cúng dường, chưa kể không ít người vì nghèo khó mà ngại ngùng vì thế các vị sư đi khất thực là tạo cơ hội bình đẳng cho tất cả Phật tử cúng dường Tam Bảo. Như vậy, khất thực vừa để độ nhật, vừa để thuyết pháp độ sinh và là nỗ lực hành thiền đoạn trừ lòng tham dục… (Ảnh: Một buổi khất thực trên quốc lộ đoạn qua tỉnh Pakse). |
| Vật phẩm khất thực mang về thường được chia ra làm bốn phần, một phần nhường cho các sư đồng tu nếu họ không có, hay có ít, một phần dành cho người nghèo, một phần dành cho những con vật sống chung như chó, mèo và phần còn lại của người khất thực dùng (Các nhà sư đang phân chia vật phẩm khất thực tại ngôi chùa thuộc tỉnh Pakse). |
| Cũng như mọi người dân Lào, các nhà sư dùng tay bốc thức ăn mà không dùng đũa, thìa, dĩa... |
Theo vietnamnet.vn
|
- Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
Thiền học Luy Lâu không còn, và nên không còn được hiểu là khởi nguyên của Thiền học Việt Nam, mà là suối nguồn của Thiền học Việt Nam. Có lẽ Phật giáo Việt Nam cần trở về cội nguồn của Luy Lâu và Yên Tử để tìm thấy mình và bắt gặp lại niềm tin và tự hào lịch sử trước khi có thể mở ra hướng phát triển cho hiện tại.
- Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
"Nói đến cuộc sống là vô biên không thể kể xiết nào là vui buồn, khổ đau, hạnh phúc, mệt nhọc, sung sướng… nhưng điều tất yếu là ta phải biết nhận diện nó, để rồi chuyển hoá nó thì tự nhiên cuộc sống trở nên có ý nghĩa hơn, thong dong hơn, đừng nói gì đến “Mỗi lần nêu ra một lần mới”. Ví như ban nãy tôi đang đứng giữa trời đất đưa tay chỉ bầy chim én bay lượn trên cao, tay vừa đưa lên thì chúng đã bay xa. Cho nên mỗi chúng ta đừng vội vàng đi tìm cầu mà hãy trân quý cuộc sống trong hiện tại cho thật thi vị nhiệm mầu". (Trích Tâm quán tình người, Thích Pháp Bảo)
- Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
Trong các loài hoa báo xuân thì mai là người gõ cửa, khi chỉ mới vào độ đầu tháng Mười một âm lịch đã thấy lác đác những nụ mầm bật lên, e ấp trong gió đông còn đang xám xịt giữa cô liêu rét buốt, ẩm ướt mưa phùn. Nhưng, phải đợi đến tận những ngày cuối tháng Chạp, mai mới ủ đủ nhựa cho một đợt mãn khai đón Tết đến, xuân về.
- Đôi dòng xúc cảm
Từng lời, từng câu, từng chữ trong bài: Đôi dòng xúc cảm của tác giả Minh Hà đều chất chứa biết bao tình cảm thiêng liêng của người viết. Nó dường như mang nặng trong lòng của những người con Phật về bốn ân to lớn trong đời sống của mình, đó là ân Quốc gia, xã hội; ân Sư trưởng; ân phụ mẫu và ân vạn loại chúng sinh. Từ đây, tác giả đã bước chân vào con đường đạo, từ bỏ mọi danh lợi thế gian, sống một đời sống phạm hạnh, tri túc thường lạc, với mong muốn giản dị là đem lại sự an vui và hạnh phúc mọi người.
- 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
- Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
Có một ngôi chùa, nhân vì thờ một xâu chuỗi Phật Tổ từng đeo mà nổi tiếng.
- Em nên đi tu hay lấy chồng?
Dù em là ai đi chăng nữa, nhưng trong em luôn có tâm thiện, sống có đạo đức thì đó chính là mình có hiếu với bố mẹ rồi. Nói chung, việc báo hiếu nó biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau em ạ. Chứ không phải đi tu là bất hiếu, và lập gia đình là có hiếu đâu em nhé.
- Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
Trong diễn văn của Chủ tịch nước Cộng Hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Minh Triết tại buổi khai mạc Đại lễ Phật Đản Liên Hợp Quốc 2008 tại Trung tâm Hội nghị quốc gia Mỹ Đình Hà Nội, sáng ngày 14.5.2008 đã khẳng định:
- Bình an giữa cuộc đời
Bình yên không có nghĩa là đi đến một nơi không có tiếng ồn, không có khó khăn, không cực nhọc. Bình yên là giữa một không gian yên ả, thanh bình, chỉ có tiếng chuông chùa buông trong thinh không làm tâm ta tĩnh lặng, dễ chịu. Bình yên là khi ta biết tìm về với Phật, tìm về nương náu dưới ngôi Tam Bảo để tu thân hành thiện, để cho cuộc đời mình sống có ý nghĩa hơn.
- Ăn và Đạo Pháp
Ăn cũng là một giải pháp của tiến hoá trong mục đích duy trì sự tuôn chảy của dòng sông sự sống vô hình, bằng cách các sinh vật phải chiếm đoạt sinh-khối của nhau để duy trì cuộc sống. Hiện tượng này tạo thành khái niệm sinh học về "chuỗi thức ăn" hoặc "tháp thức ăn" trong sinh quyển . Ăn là hiện tượng tự nhiên như nó là, ăn là một điều-kiện-tính của tồn sinh và ăn đã điều-kiện-hoá sự tồn sinh của mọi cá thể, mọi loài sinh vật.
|