Chi tiết tin tức

Indonesia: Cổ tự Muaro Jambi di tích thời vương quốc Srivijaya

16:34:00 - 23/03/2017
(PGNĐ) -  Muaro Jambi (Indonesia: Candi Muaro Jambi) là ngôi đại già lam cổ tự tổng hợp, tọa lạc ở trên hồ Muarojambi Lamo, Maro Sebo. Muaro Jambi, gần sông Batang Hari, tỉnh Jambi, Sumatra, Indonesia được kiến tạo vào triều đại Melayu, từ thế kỷ thứ 7 đến thế kỷ 13, thuộc vương quốc Srivijaya(*), 26km về phía Đông thành phố Jambi. 

Ngôi đại già lam cổ tự Muaro Jambi có 8 ngôi và chiếm 12km2, kéo dài 7,5km dọc theo sông Batang Hari. Khu phức hợp gồm có 82 di tích (menapo) tòa nhà cổ xưa. Đây là một di tích lớn nhất Đông Nam Á. 

 

Triều đại Melayu hiện diện từ 1025 khi vua Ấn Độ triều đại Chola tấn công và phá hủy thủ đô Sumatra. Triều đại này chấm dứt năm 1278 khi vương triều Singhasari ở Java tấn công thành phố và bắt toàn bộ hoàng gia. Phong cảnh này do người Đức khám phá vào thế kỷ 19, nay được xếp vào di tich quốc gia.

 

Agus Widiatmoko, nhà khảo cổ học của Bộ Giáo dục và Văn hóa Indonesia cho biết ngôi đại già lam cổ tự Muaro Jambi là một trong những trường đại học Phật giáo danh tiếng và là di tích của vương quốc Srivijaya.

 

Agus Widiatmoko nói trong các sự kiện cộng đồng tại Bảo tàng hàng hải thăm dò văn hóa, Jakarta, hôm thứ bảy (18/03/2017) rằng: “Có những điểm tương đồng giữa ngôi đại già lam cổ tự Muaro Jambi - Đại học Phật giáo Indonesia và Đại học Phật giáo Nalanda, Ấn Độ.

 

Thời vương quốc Srivijaya chiến thắng vào khoảng năm 784 và triều đình đã gửi sinh viên sang Ấn Độ học tại trường Đại học Phật giáo Nalanda. Triều đình vương quốc Srivijaya đã cho xây dựng 2.000 phòng và một thư viện cho sinh viên ở Ấn Độ.

 

Khi Phật giáo ở Ấn Độ bị suy tàn, cơ sở Phật giáo cũng bị thiệt hại do các cuộc xâm lược của ngoại bang và ngoại đạo của các quốc gia khác, sau đó Đại học Nalanda chuyển đến ngôi đại già lam cổ tự Muaro Jambi, đảo Sumatra, Indonesia”.

 

Sinh viên Đại học Phật giáo Indonesia (ngôi đại già lam cổ tự Muaro Jambi) sau khi tốt nghiệp, người trở về Ấn Độ, người sang Tây Tạng và góp phần cải cách Phật giáo Tây Tạng. Agus Widiatmoko nói có một số nghi thức tụng niệm cầu nguyện ở Tây Tạng hiện còn lưu hành trong quần đảo Sumatra, Indonesia.

 

Vân Tuyền (Nguồn: Kode Pos Area)

 

(*) một liên minh kiểu mandala gồm nhiều nhà nước cổ từng tồn tại ở miền Đông Sumatra, bán đảo Malay và một phần đảo Borneo và Java, hình thành từ thế kỷ 7 hoặc thế kỷ 8 và kết thúc vào khoảng cuối thế kỷ 13. Trung tâm của liên minh này là nhà nước bá chủ của người Mã Lai mà kinh đô là Srivijaya - ban đầu ở hoặc gần Palembang rồi về sau dời đến Jambi. Các nhà nước khác là những nhà nước độc lập và làm những chư hầu. Sự thịnh vượng của liên minh này nằm ở lợi thế của nó về mặt thương mại trên biển, đóng vai trò là trung chuyển trong buôn bán giữa Ấn Độ và thế giới Ả Rập với Trung Quốc. Những người Mã Lai với kỹ thuật đóng tàu và hàng hải khá tiên tiến thời đó vừa là người vận tải hàng hóa, vừa bổ sung hàng hóa của mình vào thương mại với các thị trường trên. Srivijaya còn là một trung tâm Phật giáo quan trọng của thế giới.

Nguồn: phatgiao.org.vn

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin