Chi tiết tin tức

Oai nghi trong khi ăn của nhà sư Thái Lan

16:44:00 - 16/02/2017
(PGNĐ) -  Không giống như những người cư sĩ tại gia, người xuất gia Thái Lan phải tuân thủ giới luật nghiêm ngặt trong mọi sinh hoạt của đời sống hàng ngày. Từ việc đi khất thực, nhận thực phẩm cúng dường đến việc thọ dụng thức ăn đều phải tuân theo những nguyên tắc nhất định.

Các nhà sư Thái Lan chỉ được phép ăn ngày một bữa. Nếu có trường hợp ngoại lệ: ăn hai bữa trong ngày thì cũng không được quá ngọ (quá 12 giờ trưa). Một điểm đặc biệt nữa là các nhà sư Thái Lan không được phép nấu ăn cũng như tích trữ lương thực; mọi thực phẩm đều do thọ nhận cúng dường của người dân.

Các nhà sư Thái Lan thường đi khất thực vào buổi sáng và theo phương thức tùy duyên (không được đòi hỏi đồ ăn theo sở thích của bản thân,...). Sau khi khất thực trở về họ có thể phân loại thức ăn: một phần dùng ngay cho bữa sáng, một phần dành cho bữa ăn vào lúc 11 giờ sáng (thời gian ăn bữa thứ hai không được quá 12 giờ trưa). 

 

Trước khi ăn, họ cúng dường đồ ăn đã thọ nhận lên đức Phật và đọc kinh cũng như lễ lạy để tỏ lòng tôn kính.

 

Quy định thọ dụng thực phẩm cúng dường:

Có 5 loại thực phẩm mà các nhà sư Thái Lan chỉ được ăn vào buổi sáng, đó là: ngũ cốc; món tráng miệng; đồ hộp, các thực phẩm sấy khô; cá và thịt. Còn những thực phẩm như: bơ, pho mát, mật ong, xi rô, đường các nhà sư Thái Lan có thể ăn bất cứ vào thời gian nào trong ngày cũng như ban đêm. (Tuy nhiên, có 10 loại thịt mà các nhà sư không được phép ăn là: thịt người, voi, hổ vàng, hổ, báo, gấu, sư tử, rắn, chó và ngựa).

 

Trong việc thọ dụng các thực phẩm cúng dường, các nhà sư Thái Lan cần phải lưu ý:

- Chỉ được ăn những thức ăn tịnh (nhà sư là người thọ dụng những thức ăn đó đầu tiên)

- Không được ăn những thực phẩm cúng dường từ ngày hôm trước (thức ăn cúng dường từ ngày hôm qua để đến hôm nay). 


Để tránh lãng phí, những thức ăn còn lại có thể được trao cho các nữ tu, trẻ em, những người nghèo, những người đến chùa trong ngày hôm đó.

Ngoài những quy định ở trên, còn có một danh sách khá dài với 30 quy tắc liên quan đến thực phẩm mà các nhà sư Thái Lan phải tuân theo. Các nhà sư Thái Lan phải tự nhắc nhở bản thân mình những điều như sau:

1. Tôi sẽ thọ nhận thực phẩm cúng dường trong chính niệm.

2. Trong khi thọ nhận thực phẩm cúng dường, tôi sẽ chỉ nhìn vào trong bình bát. 

3. Tôi sẽ nhận lượng thức ăn phù hợp với cơm đã nhận.

4. Tôi sẽ nhận thực phẩm cúng dường cho đến khi đạt đến mép của bình bát. 

5. Tôi sẽ ăn trong chính niệm. 

6. Tôi sẽ thọ dụng thức ăn trong bình bát.

7. Tôi sẽ không đảo cơm lên trong bát của mình.

8. Tôi sẽ ăn thức ăn phù hợp với lượng cơm trong bát.

9. Tôi sẽ không chọn ăn cơm hay thức ăn trước, mà chỉ được ăn từ trên xuống.

10. Tôi sẽ không che phủ thức ăn hay trộn thức ăn với cơm vì mong muốn nhận được nhiều hơn. 

11. Khi tôi không bị bệnh, tôi sẽ không được tự ý yêu cầu thức ăn hay cơm với mục đích ăn cho bản thân mình. 

12. Tôi sẽ không nhìn vào bình bát của người khác với suy xét, tìm kiếm lỗi lầm.

13. Tôi sẽ không nhai cơm với miếng lớn.

14. Tôi sẽ ăn từ tốn, từng miếng phù hợp. 

15. Tôi sẽ không há miệng để chờ cơm được đưa vào.

16. Khi ăn, tôi sẽ không đặt ngón tay vào miệng tôi. 

17. Tôi sẽ không vừa ăn vừa nói chuyện. 

18. Tôi sẽ không tung thức ăn vào miệng. 

19. Tôi sẽ không ăn theo kiểu cắn thức ăn thành từng miếng nhỏ. 

20. Tôi sẽ không được ăn phồng hai bên má.

21. Tôi sẽ không ăn theo kiểu cho cả hai tay cùng một lúc.

22. Tôi sẽ không ăn để làm rơi vãi cơm xuống bình bát hay bất cứ nơi nào.

23. Tôi sẽ không ăn đưa lưỡi thiếu lịch sự.

24. Tôi sẽ không ăn phát ra âm thanh Chẹp, chẹp,...

25. Tôi sẽ không ăn (hoặc uống) phát ra âm thanh.

26. Tôi sẽ không liếm tay trong khi ăn.

27. Tôi sẽ không cạo vào bình bát trong khi ăn.

28. Tôi sẽ không liếm môi trong khi ăn. 

29. Tôi sẽ không cầm lấy cốc nước trong khi bàn tay của tôi bị dính thức ăn. 

30. Tôi sẽ không đem bình bát đi rửa nếu như trong bình bát còn dính cơm.

Hồng Yến (Nguồn: thaibuddhist.com)

Nguồn: phatgiao.org.vn

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin