Chi tiết tin tức

Phục dựng hàng loạt di tích ở cung đường lên Yên Tử

21:53:00 - 09/10/2018
(PGNĐ) -    UBND tỉnh Bắc Giang đang triển khai bảo tồn và phục dựng hàng loạt di tích Phật giáo hàng trăm năm tuổi dọc con đường hoằng dương Phật pháp lên non thiêng Yên Tử tu hành của Phật hoàng Trần Nhân Tông. Trong đó tiêu biểu có chùa Vĩnh Nghiêm, di tích quốc gia đặc biệt, là nơi phát tích và sự hưng thịnh của Phật giáo thế kỷ XI đến XIV.

Nhằm quảng bá các di sản văn hoá và thu hút đầu tư, UBND tỉnh Bắc Giang đang gấp rút chuẩn bị tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư du lịch năm 2018.

 

Riêng về tiềm năng phát triển du lịch tâm linh, tỉnh Bắc Giang có hệ thống đình, chùa phong phú và đa dạng với 2.237 di tích lịch sử, văn hóa trải khắp trên địa bàn toàn tỉnh, hiện có 711 di tích được xếp hạng, trong đó 101 di tích cấp quốc gia và 583 di tích cấp tỉnh.

 
 Mộc bản kinh Phật chùa Vĩnh Nghiêm đã được vinh danh là Di sản Tư liệu ký ức thế giới khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

Một số di tích tiêu biểu như: Di tích quốc gia đặc biệt chùa Vĩnh Nghiêm (Yên Dũng) là chốn tổ thiền phái Trúc Lâm do Phật hoàng Trần Nhân Tông sáng lập thế kỷ XIII, nơi lưu giữ kho Mộc bản với 3.050 bản đã được vinh danh là Di sản Tư liệu ký ức thế giới khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

 

Đặc biệt, cùng với việc thực hiện Hội nghị xúc tiến đầu tư du lịch năm 2018, UBND tỉnh Bắc Giang đang triển khai việc phục dựng con đường lên non thiêng Yên Tử tu hành của Phật Hoàng Trần Nhân Tông bằng việc khai quật, phục dựng, bảo tồn hàng loạt các di tích Phật giáo vô gía có tuổi đời từ vài trăm đến cả nghìn tuổi dọc tuyến đường Tây Yên Tử này.

 

Theo thông tin chính thức từ Sở Văn hoá, thể thao và du lịch (VHTT&DL) tỉnh Bắc Giang sau khi khảo cứu lịch sử và những di tích đã được khai quật, sườn Đông Yên Tử (Quảng Ninh) là nơi Phật Hoàng Trần Nhân Tông tu tập thì sườn Tây Yên Tử (Bắc Giang) là con đường hoằng dương Phật pháp của người. Thái thượng hoàng Trần Nhân Tông rời kinh thành thượng sơn từ sườn Tây Yên Tử, nhập niết bàn trên núi Ngọa Vân. Sư tổ Pháp Loa và đệ tam Huyền Quang cũng theo con đường phía Tây Yên Tử hành đạo Phật sự của Trúc Lâm.

 
 Những hiện vật được khai quật tại Chùa Yên Mã thuộc xã Bắc Lũng, huyện Lục Nam với quần thể nền móng các công trình kiến trúc đồ sộ: tam bảo, giếng nước cổ, nhà khách, nhà bếp, dấu chân Phật... Cùng với Yên Tử, Vĩnh Nghiêm, chùa Yên Mã là công trình kiến trúc chùa tháp có quy mô lớn, bề thế do nhà sư Pháp Loa Đồng Kiên Cương, vị tổ thứ hai của Thiền phái Trúc Lâm xây dựng hồi đầu thế kỷ XIII.

Các hòa thượng tiền bối Trúc Lâm cho mở mang, xây dựng chùa tháp, phát triển đạo Phật rộng khắp ở vùng Bắc Giang. Chứng tích với hàng trăm công trình xây dựng kiến trúc thời Trần trong hơn 2000 di tích lịch sử - văn hóa ở đây. Huyện Lục Nam, Lục Ngạn, Sơn Động (Bắc Giang) có nhiều ngôi chùa thiêng như các chùa: Am Vãi, Bình Long, Yên Mã, Sơn Tháp, Đám Trì, Hồ Bấc.

 

Đặc biệt, Chùa Vĩnh Nghiêm ở huyện Yên Dũng (Bắc Giang) là Di tích quốc gia đặc biệt, có Mộc bản được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Từ đó, cho thấy Tây Yên Tử nơi phát tích và sự hưng thịnh của Phật giáo thế kỷ XI đến XIV, từng là Trung ương của Phật giáo thiền phái Trúc Lâm.

 

Theo Sở VHTT&DL tỉnh Bắc Giang, Thủ tướng Chính phủ đã chấp thuận phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, trong đó Dự án Khu du lịch tâm linh - sinh thái Tây Yên Tử thuộc danh mục dự án ưu tiên.

 

Năm 2015, ba địa phương dưới chân Yên Tử đã thống nhất trình Chính phủ định danh "Quần thể di tích nhà Trần và Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử tại Quảng Ninh - Bắc Giang - Hải Dương" là một chuỗi kiến trúc công trình văn hóa, không đơn lẻ như trước. Không gian lập hồ sơ được điều chỉnh lại gồm 4 cụm di tích thuộc 3 tỉnh, cụ thể: Khu di tích lịch sử và danh thắng Yên Tử (TP Uông Bí, Quảng Ninh); Khu di tích lịch sử nhà Trần tại Đông Triều (thị xã Đông Triều, Quảng Ninh); Khu Di tích lịch sử, văn hóa Thanh Mai - Côn Sơn - Kiếp Bạc (thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương); Khu di tích Tây Yên Tử (Bắc Giang). Như vậy là sườn Tây Yên Tử có chỗ đứng, con đường hoằng dương Phật pháp đặt lại đúng vị thế.

 Sơ đồ vị trí phục dựng các ngôi chùa cổ và tuyến đường hành hương lên “nong thiêng” Yên Tử của Phật hoàng Trần Nhân Tông.

Sau khi khảo cứu, Sở VHTT&DL tỉnh Bắc Giang cho biết: Từ chùa Vĩnh Nghiêm ngược lên sườn Tây Yên Tử là chính là nơi phật pháp Trúc Lâm được hoằng dương rộng rãi, phát triển rộng khắp ở Bắc Giang. Nhờ vậy, hàng trăm công trình kiến trúc chùa tháp thời Trần được xây dựng. Ngoài những ngôi chùa ở dưới đồng bằng như Vĩnh Nghiêm, Cổ Mân, Bảo An, Khám Lạng….là một loạt các ngôi chùa được dựng trên núi cao cảnh đẹp, Những ngôi chùa bên sườn Tây Yên Tử đều có cảnh quan thiên nhiên đẹp, như chùa Hồ Bấc, Hòn Trứng ở ngọn nguồn Suối Mỡ; chùa Mã Yên, Sơn Tháp ở ngọn nguồn suối Vực Rêu hùng vĩ…

 

Tuy nhiên, các chùa này đa phần là phế tích, do vậy rất cần được đầu tư phục dựng để kết nối với các điểm du lịch khác trong tuyến du lịch sinh thái tâm linh Tây Yên Tử.

 

Nằm trên tuyến đường du lịch sinh thái tâm linh Tây Yên Tử, với thệ thống các di tích đã và đang được khai quật như các chùa Sơn Tháp, Yên Mã, Hồ Bấc, Đám trì...Đây là các di tích gắn với sự hình thành phát triển của trường phái thiền Trúc Lâm Yên Tử duy nhất có tại Bắc Giang.

 

Chương trình Hội nghị xúc tiến đầu tư du lịch năm 2018 dự kiến sẽ diễn ra vào 2 ngày 9/10 -10/10/2018 tại TP Bắc Giang.

 

Theo phapluatplus.vn

Nguồn: phapluatplus.vn

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin