Chi tiết tin tức

Tu viện Sakya: Nơi nắm giữ kho báu của Phật giáo Tây Tạng

22:02:00 - 13/10/2019
(PGNĐ) -  40.000 kinh thư cổ, hàng nghìn bức tranh Phật giáo cùng lễ hội đặc sắc là kho báu đồ sộ tại tu viện Sakya.

 

Tu viện Sakya nằm ở quận Sakya, phía tây nam của thành phố Shigatse, vùng tự trị Tây Tạng (Trung Quốc). Đây là tu viện chính của Phật tử Sakyapa của Phật giáo Tây Tạng. Ảnh: China daily.

Tu viện Sakya nằm ở quận Sakya, phía tây nam của thành phố Shigatse, vùng tự trị Tây Tạng (Trung Quốc). Đây là tu viện chính của Phật tử Sakyapa của Phật giáo Tây Tạng. Ảnh: China daily.

Ban đầu, công trình bao gồm cả các tu viện phía bắc và phía nam. Tuy nhiên tu viện phía bắc đã hư hỏng. Ảnh: Tibet Vista.

Ban đầu, công trình bao gồm cả các tu viện phía bắc và phía nam. Tuy nhiên tu viện phía bắc đã hư hỏng. Ảnh: Tibet Vista.

Tu viện Sakya thường được gọi là

Tu viện Sakya thường được gọi là "Đôn Hoàng thứ hai", với bộ sưu tập khổng lồ hơn 40.000 cuốn sách kinh Phật. SakyaKloster có kệ sách đặt khoảng 10.000 bản kinh thư cổ. Các giá sách bao gồm cả hai bên của căn phòng từ dưới sàn lên đến trần. Các kệ ở mỗi bên có chiều dài 57 m và cao 11 m. Đây cũng là quê hương của kinh thư lớn nhất thế giới, BurdeGyaimalung, dài gần 2 m. Kinh thư là một bản ghi chép về tôn giáo, văn hoá, lịch sử, triết học, văn học và nông nghiệp Tây Tạng nặng hơn 500 kg. Ảnh: Tibet Vista.

Tu viện còn nổi tiếng vì những bức tranh tường hoành tráng và Thangka - tranh Phật giáo Tây Tạng vẽ trên vải bông hoặc lụa. Đa số các bức tranh đều có từ triều đại nhà Nguyên (1271-1368). Trong số đó có một số bức tranh tường nổi bật và quý giá mô tả chân dung của các nhà sáng lập của Sakya hay cuộc gặp của Phakpa với Hốt Tất Liệt. Hơn 3.000 Thangka từ triều Tống (960-1279), triều Nguyên và triều đại nhà Minh (1368-1644) được coi là kho báu của nền văn hoá Phật giáo Trung Quốc. Ảnh: Tibet Vista.

Tu viện còn nổi tiếng vì những bức tranh tường hoành tráng và Thangka - tranh Phật giáo Tây Tạng vẽ trên vải bông hoặc lụa. Đa số các bức tranh đều có từ triều đại nhà Nguyên (1271-1368). Trong số đó có một số bức tranh tường nổi bật và quý giá mô tả chân dung của các nhà sáng lập của Sakya hay cuộc gặp của Phakpa với Hốt Tất Liệt. Hơn 3.000 Thangka từ triều Tống (960-1279), triều Nguyên và triều đại nhà Minh (1368-1644) được coi là kho báu của nền văn hoá Phật giáo Trung Quốc. Ảnh: Tibet Vista.

Lakhang Chenmo là sảnh chính của tu viện. Với diện tích khoảng 5.800 m2 Lakhang Chenmo có thể chứa được 10.000 nhà sư tụng kinh cùng một lúc. Bên trong sảnh, du khách được chiêm ngưỡng tượng 3 vị Phật - Dipamkarara, Sakyamuni và Maitreya - và 5 nhà sáng lập của Sakyapa. Ảnh: Tibet Vista.

Lakhang Chenmo là sảnh chính của tu viện. Với diện tích khoảng 5.800 m2 Lakhang Chenmo có thể chứa được 10.000 nhà sư tụng kinh cùng một lúc. Bên trong sảnh, du khách được chiêm ngưỡng tượng 3 vị Phật - Dipamkarara, Sakyamuni và Maitreya - và 5 nhà sáng lập của Sakyapa. Ảnh: Tibet Vista.

Không chỉ là nơi tham quan, tu viện Sakya còn là nơi mọi người tới cầu nguyện. Ảnh: Tibet Vista.

Không chỉ là nơi tham quan, tu viện Sakya còn là nơi mọi người tới cầu nguyện. Ảnh: Tibet Vista.

Tu viện còn giảng dạy 10 ngành khoa học khác nhau. Ảnh: Tibet Vista.

Tu viện còn giảng dạy 10 ngành khoa học khác nhau. Ảnh: Tibet Vista.

Một trong những điểm nổi bật khác tại Sakya là lễ hội múa Chăm được tổ chức hàng năm. Trong lễ hội, các thầy tu đeo mặt nạ, mặc trang phục sặc sỡ và nhảy những điệu nhảy truyền thống. Lễ hội được tổ chức trong 2-3 ngày vào đầu năm và là một sự kiện lớn trong lịch lễ hội Phật giáo. Ảnh: Tibet Vista.

Một trong những điểm nổi bật khác tại Sakya là lễ hội múa Chăm được tổ chức hàng năm. Trong lễ hội, các thầy tu đeo mặt nạ, mặc trang phục sặc sỡ và nhảy những điệu nhảy truyền thống. Lễ hội được tổ chức trong 2-3 ngày vào đầu năm và là một sự kiện lớn trong lịch lễ hội Phật giáo. Ảnh: Tibet Vista.

Theo: ZingNews

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin