Chi tiết tin tức

Tưởng ăn bằng tay là bẩn, nhưng đây là sức mạnh tâm linh thật sự của người Ấn

17:02:00 - 19/05/2017
(PGNĐ) -  “Hãy dùng nĩa đi! Cầm chắc dao vào!” ta không phải nghe những huấn thị kiểu này tại một bữa ăn ở New Delhi. Nhiều người Ấn Độ ăn bằng tay từ khi mới sinh, tuy nhiên không đơn giản để quy kết thói quen này...

Khi đến Ấn Độ, mọi người thường được khuyên hãy gác phong cách phương Tây lại một bên nếu không sẽ không hiểu được xã hội Ấn Độ. Điều này được rút ra từ các lĩnh vực văn hóa, đời sống, xã hội khác nhau, từ những hệ thống phức tạp, cao siêu, đẳng cấp tới môi trường xã hội và những điều kiện sống cơ bản.

Tuong an bang tay la ban, nhung day la suc manh tam linh that su cua nguoi An - Anh 1

(Pixabay)

Trong nhiều thế kỷ, người Ấn Độ đã học cách ăn bằng tay từ khi còn thơ ấu, bất luận người đó thuộc đẳng cấp xã hội nào. Điều này bắt nguồn từ văn hóa và nghi lễ cổ xưa của đất nước.

Trong y học cổ truyền Ayurvedic, người ta nói rằng bàn tay và bàn chân là vectơ của năm yếu tố: Lửa, không khí, đất, nước, không gian. Mỗi ngón tay hoặc ngón chân là một nơi tập hợp hay vectơ của một loại năng lượng tương ứng với một yếu tố.

Tuong an bang tay la ban, nhung day la suc manh tam linh that su cua nguoi An - Anh 2

(Pixabay)

Ngón tay cái tượng trưng cho lửa, ngón trỏ là khí, ngón giữa là không gian, ngón đeo nhẫn là đất, và ngón tay út là nước.

Các ngón tay và vị trí của chúng có liên quan đến việc thực hành các thủ ấn. Trong truyền thống Ấn Độ cổ xưa và trong các tôn giáo như Phật giáo, các thủ ấn mang một ý nghĩa tâm linh. Chúng thường thấy trong những tượng Phật và đôi khi được áp dụng trong một số môn thiền định như yoga.

Tuong an bang tay la ban, nhung day la suc manh tam linh that su cua nguoi An - Anh 3

Chúng ta cũng thấy chúng trong các điệu múa cổ xưa như Bharatnatyam, Odissi và Kathak.

Theo khoa học Ayurveda, bàn tay là “cơ quan” hành động rất quý giá. Và theo truyền thống người ta tin rằng trước khi đi vào cơ thể để được tiêu hóa, các ngón tay giúp cho sự chuyển hóa thức ăn và là bước chuẩn bị cho cơ thể và tinh thần. Khi ngón cái nắm thức ăn, sẽ khởi động Agni hoặc lửa ở một số cơ quan nhất định như dạ dày.

Theo một bài báo đăng trên tạp chí Ayurhealth, cách ăn bằng tay “không chỉ để cải thiện tiêu hóa, mà còn làm cho con người cảm nhận được hơn hương vị, nguyên liệu và mùi vị của thức ăn, và giúp ăn ngon miệng hơn”.

Tuong an bang tay la ban, nhung day la suc manh tam linh that su cua nguoi An - Anh 4

“Ăn bằng tay khiến cơ thể chúng ta biết được độ nóng của thức ăn, loại trừ khả năng bị bỏng và cũng làm giảm nguy cơ viêm loét”, bài viết cho biết. Hơn nữa, cũng khuyến khích khi ăn “ngồi trên sàn nhà chứ không phải là ngồi bàn”, bởi vì “sự uốn liên tục của cột sống cải thiện tuần hoàn máu và tiêu hóa”.

Lớn lên trong gia đình Ấn Độ, bạn có thể nhìn thấy mẹ và bà nội của mình ước lượng thực phẩm gia vị thêm vào món ăn bằng bàn tay và ngón tay của họ. Một nắm tay là đơn vị đo lường thuận tiện nhất để biết một lượng vừa đủ cho cơ thể.

Tuong an bang tay la ban, nhung day la suc manh tam linh that su cua nguoi An - Anh 5

“Năm ngón tay cũng biểu đạt cho các vị ngọt, chua, đắng, mặn và cay. Vì vậy, ngay từ khi bắt đầu học ăn bằng tay, bạn hãy cố gắng.”

TH

Nguồn: http://www.baomoi.com/tuong-an-bang-tay-la-ban-nhung-day-la-suc-manh-tam-linh-that-su-cua-nguoi-an/c/22314404.epi

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin