Chi tiết tin tức

Vương đường Phật giáo, nơi gắn với nhiều huyền thoại

22:09:00 - 27/06/2019
(PGNĐ) -  Vương Đường Phật Giáo (The Royal Grand Hall of Buddhism) là một trong những ngôi chùa nổi tiếng ở Nhật Bản - tọa lạc tại Tam Sơn Bảo, huyện Hyogo, thành phố Kobe. 

Phái đoàn chư Tăng và Phật tử Nam Định thăm Vương đường Phật giáo

 

Vương Đường Phật Giáo nằm trong Công viên Quốc gia hải đảo Seto, là ngôi chùa có khuôn viên rộng lớn nhất Nhật Bản hiện nay, xung quanh được bao bọc bởi 8 ngọn núi, tượng trưng cho hoa sen 8 cánh.Với diện tích gần 150ha. Vương Đường hoàn thành sau 7 năm xây dựng với tổng kinh phí hơn 60 triệu yên Nhật với sự góp sức của gần 3.5 triệu tín đồ Phật tử, nhân công xây dựng và được khánh thành đầu tháng 11 năm 2008. Vương đường Phật giáo do Hòa thượng Tiến sĩ Kyuse Enshinjoh, sơ tổ sáng lập Nhật Bản Niệm Mật Tông, đã có công trong việc dựng nên.

Theo sử sách ghi chép lại thì vùng đất này trước kia được gọi là Thung lũng Mãng xà vương bởi câu chuyện truyền thuyết nơi đây. Theo hòa thượng Shinku Miyagawa - một giáo phẩm lãnh đạo cao cấp trong phái Niệm Mật Tông kể lại rằng. Hòa thượng Tiến Sĩ Enshinjoh trong một đêm mộng đã mơ thấy những con rắn bò ngổn ngang trên mặt đất. Con mãng xà vương nằm cuộn tròn lại, đột nhiên ngóc đầu lên và nói với ngài “Kính bạch thầy, trong một thời gian dài chúng con đã chờ đợi để có ngày hôm nay. Chúng con dâng lên ngài vùng đất mà chúng con đã bảo vệ bằng cả sinh mệnh mình. Xin ngài hãy sử dụng vùng đất này. Chúng con nguyện muôn kiếp hộ trì mảnh đất này”. Sau khi nói xong cả đội quân mãng xà dần dần biến mất.

Trong đạo Phật mãng xà vương tượng trưng cho sự bảo vệ chính pháp. Sau khi tỉnh mộng, hòa thượng Enshinjoh tin rằng vùng đất này xứng đáng là nơi để xây dựng trung tâm Phật giáo tâm linh trên thế giới.

 

Quang cảnh Vương đường Phật giáo

 

Và tính đến thời điểm hiện tại giấc mộng của hòa thượng Enshinjoh đã trở thành sự thật, Vương Đường Phật Giáo trở thành trung tâm Phật giáo không chỉ nổi tiếng trong nước mà cả thế giới.

Muốn tham quan hết Vương Đường Phật Giáo du khách sẽ mất một ngày trời mới có thể chiêm ngưỡng hết được. Từ kiến trúc, thiết kế, đường nét, con đường, bức tượng, cây cối,… đều được sắp xếp theo quy luật nhất định đem đến khung cảnh ấn tượng mà du khách sẽ chẳng thể tìm thấy ở bất cứ đâu.

Tọa lạc ở trung tâm Nhật Bản với 200ha đất được vây bọc chung quanh bởi các ngọn núi. Đây được xem như là một ngôi chùa Phật Giáo lớn nhất Nhật Bản, với nhiều công trình được sách kỷ lục thế giới UNESCO ghi nhận: đôi đèn bằng đá cao 12m trước chính điện, đỉnh chóp nóc chùa lớn nhất với 9m bề cao và 8.8m bề rộng.

Qua chiếc cầu Chân Như dài 141m, bắc ngang qua Ánh Nguyệt Đàm đến cổng chính cao 35.7m, ngang 34.5m để đi vào Tịnh Độ Viên. Tại cổng chính là hai vị thần hộ pháp đứng chầu hai bên cổng nhắc nhở mọi người khi bước chân đến nơi tôn nghiêm hãy để tâm thanh tịnh, làm lành và tránh xa những điều ác. Từ ngoài nhìn vào pho tượng phía bên phải há miệng biểu tượng cho thở ra, trong khi pho tượng bên trái thì khép miệng lại tượng trưng cho thở vào.

Dọc theo con đường dẫn đến chính điện, nép mình giữa vườn cây xinh tươi là điện thờ Thánh Đức thái tử có hình bát giác, đây được xem là điện thờ bát giác lớn nhất Nhật Bản hiện nay.

Gần đó là một bảo tháp 5 tầng, cao 32.7m, kết cấu bằng gỗ với những màu ngũ sắc truyền thống được vẽ từ tay của 30 nghệ nhân chọn lọc từ ba nước Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc trong vòng hai năm mới hoàn thành.

 

Chính điện, nơi tôn trí bảo tượng Phật A Di Đà cao 19 mét bằng gỗ dát vàng

 

Ngôi Chính Điện ấn tượng nhất nằm trên đỉnh đồi được trang trí với những mẫu hoa văn chạm khắc tinh xảo, các tác phẩm khắc chạm mô phỏng theo kinh Vô Lượng Thọ gồm 108 vị Bồ tát và 1.008 hóa thân Đức Phật. Trong khu trung tâm, nơi tụng kinh niệm Phật và mọi người được chiêm ngưỡng những kiệt tác nghệ thuật. Được biết chính điện chỉ mở cửa vào những ngày quan trọng hay tiếp đón những vị nguyên thủ quốc gia. Nơi đây, có bảo tượng Phật A Di Đà cao 19m bằng gỗ dát vàng. Trong chính điện còn là nơi tôn trí tượng Phật do các vị lãnh đạo tinh thần cũng như hoàng tộc của 33 nước tặng chùa.

 

Quả chuông 50 tấn

 

Bên ngoài ngôi chùa là hai tháp chuông, mỗi tháp đều có quả chuông đồng lớn. Đại hồng chung, cũng được xem là lớn nhất, nặng 50 tấn, bề dày 35cm.

Cảnh trí quanh chùa là một tổng thể hoa viên được xem là một trong những Thiền Viên Nhật Bản đẹp nhất với nhiều giống cây hiếm quý, trong đó có những cây cổ tùng 800 năm tuổi. Khu Công Viên Ngũ Bách La Hán được trang trí với 500 tượng đá A La Hán bằng kích cỡ người thật. Công viên này cũng có thể là độc nhất vô nhị hiện nay.

Để hoàn thành công trình vĩ đại này, đã có rất nhiều công nhân, kiến trúc sư, kỹ sư, nghệ nhân v.v.. từ Hàn Quốc và Trung quốc làm việc miệt mài trong suốt bảy năm trời ròng rã.

Và nơi đây đã trở thành một trong những điểm du lịch hành hương với chư tôn đức Tăng Ni thập phương, các Phật tử và khách du lịch tăng lên trong mỗi năm bởi cảnh trí, sự thanh bình và linh thiêng của nơi đây.

Xin giới thiệu một số hình ảnh:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phái đoàn chư Tăng và Phật tử Nam Định thăm Vương đường Phật giáo

 

 

 

Điều Ngự Tử tổng hợp - Ảnh: Giác Vũ

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin