Chi tiết tin tức

'Hang Hổ' nằm cheo leo trên vách núi ở Bhutan

09:27:00 - 29/04/2015
(PGNĐ) -  Ở độ cao hơn 3.000 m so với mực nước biển và ẩn dưới thung lũng Paro, phía tây Bhutan, tu viện Paro Tktsang được mệnh danh là Hang Hổ, một trong những điểm đến thu hút nhiều du khách.
  • 0123.888.0123 (HN) - 0129.233.3555 (TP HCM)
  •  
     
 
Thứ ba, 28/4/2015 | 19:00 GMT+7
Chia sẻ bài viết lên Facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ | Print

'Hang Hổ' nằm cheo leo trên vách núi ở Bhutan

Ở độ cao hơn 3.000 m so với mực nước biển và ẩn dưới thung lũng Paro, phía tây Bhutan, tu viện Paro Tktsang được mệnh danh là Hang Hổ, một trong những điểm đến thu hút nhiều du khách.

Là đất nước nhỏ bé, Bhutan vẫn có nhiều tu viện và công trình Phật giáo linh thiêng. Một trong số đó là Paro Taktsang (hay Taktsang Palphug theo tiếng bản địa), người dân địa phương còn gọi bằng tên Hang Hổ.

Dù dáng vẻ bề ngoài tương tự những tu viện khác ở Bhutan, Paro Taktsang vẫn có hai điểm đặc biệt là con đường đi bộ dẫn lên đền và các động của Hang Hổ. Ngoài ra, giá trị tôn giáo và vẻ đẹp tự nhiên xung quanh cũng là nét đáng chú ý khi du khách tới nơi này.  

7667380368-da0d21063e-c-5110-1429939371.

Tu viện Paro Taktsang tọa lạc trên một vách đá granit cao ngất giữa tầng mây nhìn xuống thung lũng Paro. 

Ngôi đền Phật giáo trên dãy Himalaya này trở thành biểu tượng văn hóa đồng thời là nơi linh thiêng nhất của đất nước Bhutan. Xây dựng từ năm 1692, Hang Hổ nằm cheo leo trên vách đá cao của thung lũng Paro. Quần thể tu viện có một hang động, nơi Guru Padmasambhava đã ngồi thiền từ thế kỷ thứ 8. 

Theo truyền thuyết, Guru Padmasambhava là một nhân vật có tầm quan trọng như Phật, được các đệ tử gọi là "Phật thứ hai". Tương truyền ông tới thung lũng bằng cách cưỡi hổ, hiện thân là một Dorje Drolo đang rực cháy. 

Guru Padmasambhava đã ngồi thiền suốt ba năm, ba tháng, ba tuần, ba ngày và ba giờ liên tục. Ông thiền ở tổng cộng 13 hang động, trong đó Paro Taktsang là hang nổi tiếng nhất. 

Hoàn thành quá trình thiền đồng thời đưa Phật giáo đến Bhutan, Guru Padmasambhava trở thành vị thần của đất nước này. 9 thế kỷ sau, tại chính nơi ông thiền, tu viện Paro Taktsang được khởi công xây dựng.

Người đặt nền móng cho công trình này là ngài Gyalse Tenzin Rabgye. Theo truyền thuyết khi ngôi đền xây lần đầu, nó được neo trên vách đá bằng tóc của những khandroma - vốn là các nữ yêu quái nhưng được phong làm thần. 

5900215209-af2bd9fa8d-z-5532-1429939371.

Guru Padmasambhava cưỡi hổ bay tới thung lũng Paro được họa lại theo trí tưởng tượng của con người. 

Đến Bhutan, du khách không thể bỏ qua trải nghiệm hành hương tới Hang Hổ - Paro Taktsang. Ngôi đền nằm ở độ cao hơn 3.000 m so với mực nước biển và hơn 914 m so với thung lũng Paro, phía tây đất nước. Bạn có thể tới đó bằng hai cách, leo bộ thẳng lên núi hay cưỡi ngựa tới một điểm rồi dừng để đi bộ tiếp. 

Nếu đi thong thả, chuyến bộ hành không mấy khó khăn. Khi bước lên những bậc thang đá giữa tiết trời trong lành mát mẻ của vùng núi, bạn được ngắm nhìn nhiều cảnh quan tự nhiên đẹp đến khó tin.

Tuy nhiên, trước đó du khách sẽ phải vượt chặng đường dài đi qua nhiều nông trang và làng mạc mới tới được lối bậc thang lên đền. Trên đường tới tu viện Paro Taktsang, bạn có cơ hội gặp nhiều nhà sư. Họ sẽ ban phát cho bạn nước thánh, thức ăn và nước uống. 

Tu viện bao gồm 4 đền chính và một số nhà ở cho dân, ngoài ra có 8 hang động bao quanh. 4 hang trong số đó, du khách có thể dễ dàng vào thăm. Rất nhiều gian thờ với đèn dầu, các câu Kinh, những bức tranh, tượng Phật màu sắc đẹp bày trong tu viện. Các tòa nhà được kết nối với nhau bằng đường bậc thang đá và một số cây cầu gỗ.  

15250655234-22ab4fd7c3-c-4330-1429939371

Một ngôi miếu nhỏ nằm trên đường tới tu viện Paro Taktsang. 

Cấu trúc Paro Taktsang ngày nay đã thay đổi sau vài lần xây sửa lại. Sau khi bị hỏa hoạn tàn phá nặng nề năm 1998, phần còn lại của tu viện được tôn tạo và xây cất lại vào năm 2005. Tuy nhiên, người Bhutan vẫn tâm niệm đây là một nơi không thể bị phá hủy.  

Xem thêm: Cẩm nang du lịch Bhutan

Thông tin thêm:

Du khách nên đặt vé máy bay từ Việt Nam sang Bangkok, Thái Lan, sau đó bay tiếp tới Bhutan, hạ cánh ở sân bay Paro. Chính phủ nước này không khuyến khích khách đi tự túc mà phải qua một công ty du lịch để bảo lãnh visa. 

Từ trung tâm quận Paro, xe chạy chừng 30 phút đến điểm tập kết để leo lên Hang Hổ. Thời gian đi từ điểm tập kết tới tu viện là khoảng 2,5 giờ.

Du khách phải mặc quần dài, áo dài tay, không được mang ba lô, túi xách hay máy ảnh, điện thoại… vào trong tu viện, trước khi vào các gian thờ phải cởi bỏ giày dép. 

Hương Chi (theo Whenonearth)

Nguồn: Theo VnExpress.net

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin