Bất ngờ với "thánh địa Phật giáo" lớn nhất Nhật Bản
20:43:00 - 23/07/2018
(PGNĐ) - Đền Nishi Honganji là một ngôi đền lớn nằm ở phía Tây Bắc của ga Kyoto với nhiều tòa nhà đẹp có ý nghĩa lịch sử và kiến trúc. Nơi đây cũng được mệnh danh là "thánh địa Phật giáo" của Nhật Bản.
| Nishi Hongan-ji là ngôi đền đứng đầu phái Jodo Shinshu Hongan-ji, là ngôi đền tiêu biểu của Kyoto, được đăng ký là di sản văn hóa thế giới. Jodo Shinshu tự hào với số tín đồ đông nhất Nhật Bản, suốt cả năm du khách từ khắp mọi miền trên đất nước không ngớt đến viếng. Nơi đây có thể nói là "thánh địa Phật giáo" lớn nhất Nhật Bản. (Ảnh: Travelandleisure) |
| Ngôi đền ban đầu vốn là Otani Byodo - là một phần của Shinran - người sáng lập ra tông phái Jodo Shinshu. Otani Byodo được Ni cô Kakushin - con gái của Thánh nhân Shinran, xây dựng vào năm 1272. (Ảnh: Travelandleisure) |
| Sau đó, trải qua nhiều lần di dời, năm 1591, dưới sự cống hiến của Toyotomi Hideyoshi, ngôi đền đã yên vị ở địa điểm hiện nay. Xưa kia, Hongan-ji vốn chỉ có một mà thôi, nhưng đến năm 1602, do sự chia rẽ giáo phái nên Higashi Hongan-ji ra đời, từ đó nơi này được gọi là Nishi Hongan-ji. Cả hai ngôi đền được gọi là Honganji, và được phân biệt bởi vị trí của chúng: Nishi Honganji là ngôi đền phía Tây, và Higashi Honganji là ngôi đền phía Đông. (Ảnh: Japan Time) |
| Lối vào chính của đền Nishi Honganji nằm ở phía Tây Bắc của ga Kyoto trên phố Horikawa. Bạn có thể đi bộ trong vòng 15 đến 20 phút hoặc đi xe buýt hoặc taxi và đến đó trong vòng chưa đến 5 phút. (Ảnh: Japanhoppers) |
| Nếu đi vào khu vực cổng chính lớn giáp mặt với đường Horikawa sẽ thấy Miei-do và Amida-do, cả hai đều là di sản văn hóa quan trọng, bầu không khí ở đây khác hẳn so với bên ngoài. (Ảnh: Jaopanhoppers) |
| Thông thường Hiun-kaku ở bên góc trái sẽ không mở cửa cho khách tham quan, nhưng đây là một trong 3 tháp chùa bảo vật quốc gia, nổi tiếng ở Kyoto, cùng với Kinkakuji và Ginkakuji. Người ta ca ngợi vẻ đẹp nguy nga của cổng chùa có thể khiến cho du khách quên đi thời gian, do đó cổng còn được gọi với tên "Higurashi-mon (Cổng quên ngày tháng)". (Ảnh: Kyoto Travel) |
| Hội trường Amida-do hoặc Amida là sảnh thờ chính của đền thờ và được hoàn thành vào năm 1760. Được đặt trên bàn thờ trung tâm là một hình ảnh của Phật A Di Đà. Trong hốc tường bên trái là bức chân dung nhà sư Hōnen (1133 –1212). Trong hốc tường bên phải là bức chân dung của Hoàng tử Shōtoku Taishi (574 - 622), người đóng một vai trò quan trọng trong việc giới thiệu Phật giáo đến Nhật Bản. (Ảnh: Travelandleisure) |
| Tháp chuông nằm ở góc Đông Nam của khu đền. Tháp chuông được xây dựng vào năm 1620, nhưng chuông thì đã có từ trước đó, ban đầu là chuông của đền Koryuji ở phía Tây Kyoto. (Ảnh: Kyoto Station) |
| Trong số kho tàng kiến trúc của Nishi Honganji, có một điểm hạn chế khách du lịch ghé thăm, bao gồm Shoin, sân khấu Noh cổ nhất Nhật Bản được mang từ lâu đài Fushimi... Du khách chỉ có thể ngắm từ phía ngoài mà thôi. (Ảnh: Kyoto Station) |
| Để tìm hiểu thời điểm mở cửa tham quan theo lịch trình, bạn nên hỏi qua các công ty du lịch Nhật hoặc gọi đến số điện thoại hỗ trợ ở Kyoto 075-371-5181. (Ảnh: Japan Time) |
Phương Lâm (Nguồn: vietnammoi.vn)
|
- Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
Thiền học Luy Lâu không còn, và nên không còn được hiểu là khởi nguyên của Thiền học Việt Nam, mà là suối nguồn của Thiền học Việt Nam. Có lẽ Phật giáo Việt Nam cần trở về cội nguồn của Luy Lâu và Yên Tử để tìm thấy mình và bắt gặp lại niềm tin và tự hào lịch sử trước khi có thể mở ra hướng phát triển cho hiện tại.
- Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
"Nói đến cuộc sống là vô biên không thể kể xiết nào là vui buồn, khổ đau, hạnh phúc, mệt nhọc, sung sướng… nhưng điều tất yếu là ta phải biết nhận diện nó, để rồi chuyển hoá nó thì tự nhiên cuộc sống trở nên có ý nghĩa hơn, thong dong hơn, đừng nói gì đến “Mỗi lần nêu ra một lần mới”. Ví như ban nãy tôi đang đứng giữa trời đất đưa tay chỉ bầy chim én bay lượn trên cao, tay vừa đưa lên thì chúng đã bay xa. Cho nên mỗi chúng ta đừng vội vàng đi tìm cầu mà hãy trân quý cuộc sống trong hiện tại cho thật thi vị nhiệm mầu". (Trích Tâm quán tình người, Thích Pháp Bảo)
- Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
Trong các loài hoa báo xuân thì mai là người gõ cửa, khi chỉ mới vào độ đầu tháng Mười một âm lịch đã thấy lác đác những nụ mầm bật lên, e ấp trong gió đông còn đang xám xịt giữa cô liêu rét buốt, ẩm ướt mưa phùn. Nhưng, phải đợi đến tận những ngày cuối tháng Chạp, mai mới ủ đủ nhựa cho một đợt mãn khai đón Tết đến, xuân về.
- Đôi dòng xúc cảm
Từng lời, từng câu, từng chữ trong bài: Đôi dòng xúc cảm của tác giả Minh Hà đều chất chứa biết bao tình cảm thiêng liêng của người viết. Nó dường như mang nặng trong lòng của những người con Phật về bốn ân to lớn trong đời sống của mình, đó là ân Quốc gia, xã hội; ân Sư trưởng; ân phụ mẫu và ân vạn loại chúng sinh. Từ đây, tác giả đã bước chân vào con đường đạo, từ bỏ mọi danh lợi thế gian, sống một đời sống phạm hạnh, tri túc thường lạc, với mong muốn giản dị là đem lại sự an vui và hạnh phúc mọi người.
- 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
- Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
Có một ngôi chùa, nhân vì thờ một xâu chuỗi Phật Tổ từng đeo mà nổi tiếng.
- Em nên đi tu hay lấy chồng?
Dù em là ai đi chăng nữa, nhưng trong em luôn có tâm thiện, sống có đạo đức thì đó chính là mình có hiếu với bố mẹ rồi. Nói chung, việc báo hiếu nó biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau em ạ. Chứ không phải đi tu là bất hiếu, và lập gia đình là có hiếu đâu em nhé.
- Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
Trong diễn văn của Chủ tịch nước Cộng Hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Minh Triết tại buổi khai mạc Đại lễ Phật Đản Liên Hợp Quốc 2008 tại Trung tâm Hội nghị quốc gia Mỹ Đình Hà Nội, sáng ngày 14.5.2008 đã khẳng định:
- Bình an giữa cuộc đời
Bình yên không có nghĩa là đi đến một nơi không có tiếng ồn, không có khó khăn, không cực nhọc. Bình yên là giữa một không gian yên ả, thanh bình, chỉ có tiếng chuông chùa buông trong thinh không làm tâm ta tĩnh lặng, dễ chịu. Bình yên là khi ta biết tìm về với Phật, tìm về nương náu dưới ngôi Tam Bảo để tu thân hành thiện, để cho cuộc đời mình sống có ý nghĩa hơn.
- Ăn và Đạo Pháp
Ăn cũng là một giải pháp của tiến hoá trong mục đích duy trì sự tuôn chảy của dòng sông sự sống vô hình, bằng cách các sinh vật phải chiếm đoạt sinh-khối của nhau để duy trì cuộc sống. Hiện tượng này tạo thành khái niệm sinh học về "chuỗi thức ăn" hoặc "tháp thức ăn" trong sinh quyển . Ăn là hiện tượng tự nhiên như nó là, ăn là một điều-kiện-tính của tồn sinh và ăn đã điều-kiện-hoá sự tồn sinh của mọi cá thể, mọi loài sinh vật.
|