Chi tiết tin tức Âm nhạc mùa Vu lan 2013: Cuộc tiếp sức đáng trân trọng 17:17:41 - 24/07/2013
(PGNĐ) - Hai tác phẩm âm nhạc này tuy không phài là nhạc Phật giáo nhưng sự xuất hiện của nó đã ngay lập tức tạo nên âm hưởng đặc biệt trước thềm Vu Lan – Báo Hiếu mà lẽ ra đây phài là trách nhiệm của các nhà hoạt động văn hóa Phật giáo chúng ta và các nhạc sĩ… Phật giáo!
TỪ NGỘ NHẬN BAN ĐẦU Nếu như vài năm trở lại đây, ở Việt Nam chúng ta, đăc biệt giới trẻ, có phần chao đảo và phân vân trước làn sóng văn hóa ngoại nhập, với những Ngày của Cha (Father’s day) - Chủ Nhật thứ ba của tháng sáu; Ngày Của Mẹ (Mother's day) - Chủ Nhật thứ hai của tháng năm (dương lịch) và Ngày Quốc tế Phụ Nữ - tám tháng ba…, vẫn có không ít người chưa nhận ra ý nghĩa và mục đích của các ngày lễ ấy và cái nào mới thực chất, đúng nghĩa tôn vinh hai đấng sanh thành của mình. Dẫu rằng, nói theo ngôn từ của người dễ dãi thì thể hiện ngày báo hiếu Mẹ - Cha càng nhiều càng tốt, nhưng nếu để tư duy có đôi chút thăng bằng, tìm hiểu lai lịch, nguồn gốc ra đời các ngày lễ này sẽ dễ dàng nhận ra ngay điều mình muốn biết. Vì thế nên hơn năm mươi năm trước, ngày lễ Vu Lan Báo Hiếu được gắn thêm cành bông hồng rực sắc của thời đại. Công lao này thuộc về Ngài Nhất Hạnh. Chưa hết, ngày lễ Vu Lan – Báo Hiếu còn được ví, thậm chí hơn hẳn ý nghĩa ngày Lễ Hội Halloween - (đêm 31/10 hằng năm) của phương tây. Đó là ngày cúng thí thực cô hồn/ cúng rằm tháng bảy, cho các oan hồn vất vưởng như để chia sẻ niềm hoan hỷ được xá tội. Ngày mà Giáo sư Hoàng Như Mai từng nói “Ngày rằm tháng bảy, Vu lan Báo Hiếu chính là ngày Tình Thương Việt Nam”. Theo dân gian, Cúng Rằm Tháng Bảy (có nơi còn gọi Cúng Cô Hồn) thì nhất thiết phải cho trẻ em giựt, gọi là giựt giàn. Đại thi hào Nguyễn Du (1766 – 1820) từ cảm xúc đó mà để lại cho đời tuyệt tác “Văn tế Thập Loại Chúng Sinh”. Đó là chưa nói đến tại sao ngày rằm tháng bày là ngày Vu lan – Báo Hiếu và khí hậu, mưa, lũ của những ngày chớm vào thu, vẫn khác xa những quy định về ngày tháng của các ngày lễ hội của phương tây. Thứ hai, tác phẩm “Đạo Làm Con” của tác giả ca sĩ Quách Been, với sự hợp tác của các ca sĩ Huỳnh nhật Đông, Minh Tuấn (La Thăng), Triệu Đình Phong. Theo nhiều nguồn thông tin: Bởi ý nghĩa nhân văn của dự án này và phát hành vào dịp Vu Lan- Báo Hiếu nên nhận được sự chung sức của 300 nghệ sĩ thuộc các lĩnh vực âm nhạc, hài, kịch, phim ảnh, người mẫu, MC... Đây là Single 2013 xuất phát từ tấm lòng của ca sĩ và toàn bộ êkíp tham gia, rất đáng trân trọng. Chỉ có phần hơi tiếc là cách thể hiện điệu hò ngay đầu bài hát; thay vì đó phải là điệu ru sẽ gây hiệu quả hơn, trong khi đó cách hò như vậy lại chưa sát với giọng hò Nam Bộ với nhiều vùng miền, đặc trưng riêng; đó là điệu hò có phần lai Hò Đồng Tháp. Hai tác phẩm âm nhạc này tuy không phài là nhạc Phật giáo nhưng sự xuất hiện của nó đã ngay lập tức tạo nên âm hưởng đặc biệt trước thềm Vu Lan – Báo Hiếu mà lẽ ra đây phài là trách nhiệm của các nhà hoạt động văn hóa Phật giáo chúng ta và các nhạc sĩ… Phật giáo! Hiệu ứng thứ hai là quy tụ được rất nhiều ngôi sao, kéo thị hiếu nghiêng về tình Mẹ ngày Vu Lan – Báo Hiếu, điều mà âm nhạc Phật giáo chưa làm được. Thứ ba là với dòng nhạc đa dạng ballad, R&B (Rhythm and Blues) và có pha đôi chút slow pop… thu phục được nhiều người nghe. Đồng thời, việc làm của các bạn hôm nay chính là để tiếp sức cho anh em văn nghệ Phật giáo chúng tôi vững chân trên bước đường cống hiến, phụng sự đạo pháp một cách vô vị lợi, từng bước loại dần những chướng gai trước mắt. Các bạn chính là những vị Càn Thát Bà trong lòng người mộ điệu và là những vị Bồ Tát Diệu Âm luôn biết nâng cao giọng hát đúng nơi mình cần phải hát. Chúc các bạn một mùa Vu Lan Báo Hiếu ấm nồng tình mẫu tử, gia đình. Dương Kinh Thành Nguồn tin: phật tử việt nam net
Bình luận
Gửi bình luận của bạn
|
Tin nhiều người đọc Danh bạ website Phật giáo Sự kiện - Hội thảo
Đăng ký bản tin |