Chi tiết tin tức Clip: Bí ẩn tượng đá biết uống sữa 15:11:00 - 05/09/2013
(PGNĐ) - Câu chuyện về bức tượng “khát”, uống cạn các thìa sữa đến giờ vẫn là một bí ẩn gây tranh cãi sau suốt gần 2 thập kỷ.
Giấc mơ lạ TheoThe Sun, 21.9.1995, một tín đồ Hindu ở ngôi đền miền nam New Delhi (Ấn Độ) đã mơ thấy thần Ganesh yêu cầu dâng sữa. Tỉnh dậy, người này thử làm theo giấc mộng, đưa thìa sữa lên miệng tượng Ganiesh thì thìa sữa cạn dần. Đối với những người theo đạo Hindu, đây là một dấu hiệu các vị thần hiển linh. Đến giữa sáng cùng ngày, người ta thấy rằng nhiều tượng trong đền thờ của người Hindu khắp Ấn Độ đều “uống” sữa. Tổ chức đạo Hindu ở Ấn Độ - Vishva Hindu Parishad đã thông báo rằng một sự kì diệu vừa xảy ra. Không dừng lại đó, ngay lập tức, thông tin được truyền đi, người Hindu thử dâng sữa lên tượng thần của họ ở đền khắp thế giới, đâu đâu các thần cũng “uống” sữa như vậy.
Trong hai ngày 22.9.1995 – 23.9.1995, các tờ báo lớn và uy tín nhưThe Guardian, Independent, The Sun, Daily Mirror… đồng loạt để trang nhất là bài viết về sự kiện bí ẩn này. Thậm chí, họ còn lập đường dây nóng để độc giả cung cấp thông tin một cách nhanh nhất. Từ Anh, Canada, Nepal, Hồng Kông, Singapore, Thái Lan, Mỹ… dường như bị chấn động. Cụm từ “milk miracle” chỉ hiện tượng bí hiểm này xuất hiện và trở nên phổ biến.
Lý giải khoa học Thời điểm đó, các nhà khoa học uy tín nhất Ấn Độ được trưng cầu ý kiến. Họ có nhiều cách lý giải khác nhau, nhưng phần đông đều cho rằng đây là hiện tượng vật lý bình thường. Bộ Khoa học và Công nghệ của Ấn Độ đưa ra giải thích rằng do hiện tượng mao dẫn (một trong những biểu hiện của hiện tượng căng bề mặt của chất lỏng) đã khiến sữa bị “hút” khỏi thìa trước khi lực hấp dẫn làm nó chảy xuống phía dưới thìa và phía trước của bức tượng.
Nhà khoa học nổi tiếng Ấn Độ - Giáo sư Yash Pal cho biết thêm, hiện tượng căng bề mặt của chất lỏng rất phổ biến, người ta có thể dễ dàng quan sát chỉ bằng cách nhìn vào vòi nước mới khóa, sẽ thấy có những giọt nước “bị treo” ở miệng vòi rất lâu trước khi có lực tác động khiến nó bị kéo rơi. Hiện tượng mao dẫn này kết hợp với việc các bức tượng bị khô nên sữa được thẩm thấu vào tượng như “giấy thấm” vậy. Ngoài ra, còn có các giả thiết khác. Tiến sĩ Cosgrove, Đại học London (Anh), nói ông tin rằng các bức tượng được làm từ đá xốp có khả năng hút chất lỏng. Trong các ngôi đền, không khí lại rất khô, chính vì thế, khi các bức tượng hút sữa (là một chất lỏng), nhìn bằng mắt thường, người ta tưởng bức tượng có khả năng “uống” sữa. Còn Tiến sĩ Steve Kershaw thuộc Khoa địa chất tại Đại học Brunel (Brunel) nói rằng có thể các bức tượng bị nứt phía trong và sữa có thể chảy theo các vết nứt, nhanh hay chậm, nhiều hay ít, phụ thuộc vào độ lớn của chúng. Dù vậy, không ai có câu trả lời chính xác cho việc tại sao các bức tượng bằng kim loại cũng có thể “uống” sữa và lượng sữa mà các bức tượng này hút lại nhiều đến thế. Ùn ùn đi cho tượng đá uống sữa Các nhà khoa học thì tiếp tục nghiên cứu, nhưng những tín đồ Hindu có vẻ không quan tâm đến những giải thích ấy. Họ tiếp tục dâng sữa lên các vị thần. Điều này tác động khá lớn đến tình hình giao thông vì khắp các khu vực xung quanh các ngôi đền lớn bị tắc nghẽn do người đi bộ, người đi xe ùn ùn đổ về. Ngày 22.9.1995, tại các ngôi đền ở New Delhi, Calcutta, Bombay, Madras… người ta phải điều cảnh sát và quân đội đến nhằm bảo đảm an ninh. Cũng trong ngày này, hàng ngàn người đủ mọi thành phần, lứa tuổi xếp hàng tại đền thờ Vishna ở Southall Middlesex (Anh), chờ để được cúng tế sữa cho bức tượng thần bằng đá cẩm thạch trắng. Bức tượng hình bò chỉ cao khoảng 15 inch (38cm) đã uống hết khoảng 3.000 lon sữa đem pha. Trong khi đó, tại Hồng Kông, riêng pho tượng thần Ganesh nhỏ làm bằng bạc đã uống khoảng 20 lít sữa. Nhiều nơi bán sữa trong các khu vực này bỗng chốc “cháy hàng”. Một cửa hàng tại Gateway, Anh bán được đến 25.000 lon sữa. Còn ở New Delhi, doanh số kinh doanh sữa tăng lên đến 30%. Dù theo tờThe Mirror,giá đã tăng 12 lần so với bình thường.
Nhiều bài báo miêu tả chi tiết, những đoạn video quay lại sự kiện, đặc biệt, việc tận mắt nhìn đã khiến những người khó tính và không tin vào thần thánh cũng dần lung lay. Ngày 23.9.1995, cô Sanjay Nayee, 20 tuổi, nói với tờDaily Express: “Thật nói không nên lời! Tôi đã từng không tin có thần thánh nhưng giờ thì tôi không chắc chắn về điều đó nữa. Đây là điều tuyệt vời nhất tôi từng chứng kiến, sữa biến mất dần ngay trước mắt tôi”. Cuối tháng 9.1995, ông Hasmukh Shah, người phát ngôn của Hội đồng Hindu Thế giới nói rằng điều kỳ diệu ấy không thể là giả như một số người đồn đoán, bởi nó xuất hiện khắp mọi nơi từ Birmingham, Leicester, Kenya và Hồng Kông… Sự kiện tượng đá uống sữa này đã xảy ra cách đây gần 18 năm, nhưng vẫn chưa có lời giải thích khoa học nào thật sự hoàn hảo để thuyết phục được hàng ngàn người Hindu tận mắt chứng kiến hiện tượng kỳ lạ trên. Nhất Linh Đến giữa sáng cùng ngày, người ta thấy rằng nhiều tượng trong đền thờ của người Hindu khắp Ấn Độ đều “uống” sữa. Tổ chức đạo Hindu ở Ấn Độ - Vishva Hindu Parishad đã thông báo rằng một sự kì diệu vừa xảy ra. Không dừng lại đó, ngay lập tức, thông tin được truyền đi, người Hindu thử dâng sữa lên tượng thần của họ ở đền khắp thế giới, đâu đâu các thần cũng “uống” sữa như vậy.
Trong hai ngày 22.9.1995 – 23.9.1995, các tờ báo lớn và uy tín nhưThe Guardian, Independent, The Sun, Daily Mirror… đồng loạt để trang nhất là bài viết về sự kiện bí ẩn này. Thậm chí, họ còn lập đường dây nóng để độc giả cung cấp thông tin một cách nhanh nhất. Từ Anh, Canada, Nepal, Hồng Kông, Singapore, Thái Lan, Mỹ… dường như bị chấn động. Cụm từ “milk miracle” chỉ hiện tượng bí hiểm này xuất hiện và trở nên phổ biến.
Lý giải khoa học Thời điểm đó, các nhà khoa học uy tín nhất Ấn Độ được trưng cầu ý kiến. Họ có nhiều cách lý giải khác nhau, nhưng phần đông đều cho rằng đây là hiện tượng vật lý bình thường. Bộ Khoa học và Công nghệ của Ấn Độ đưa ra giải thích rằng do hiện tượng mao dẫn (một trong những biểu hiện của hiện tượng căng bề mặt của chất lỏng) đã khiến sữa bị “hút” khỏi thìa trước khi lực hấp dẫn làm nó chảy xuống phía dưới thìa và phía trước của bức tượng.
Nhà khoa học nổi tiếng Ấn Độ - Giáo sư Yash Pal cho biết thêm, hiện tượng căng bề mặt của chất lỏng rất phổ biến, người ta có thể dễ dàng quan sát chỉ bằng cách nhìn vào vòi nước mới khóa, sẽ thấy có những giọt nước “bị treo” ở miệng vòi rất lâu trước khi có lực tác động khiến nó bị kéo rơi. Hiện tượng mao dẫn này kết hợp với việc các bức tượng bị khô nên sữa được thẩm thấu vào tượng như “giấy thấm” vậy. Ngoài ra, còn có các giả thiết khác. Tiến sĩ Cosgrove, Đại học London (Anh), nói ông tin rằng các bức tượng được làm từ đá xốp có khả năng hút chất lỏng. Trong các ngôi đền, không khí lại rất khô, chính vì thế, khi các bức tượng hút sữa (là một chất lỏng), nhìn bằng mắt thường, người ta tưởng bức tượng có khả năng “uống” sữa. Còn Tiến sĩ Steve Kershaw thuộc Khoa địa chất tại Đại học Brunel (Brunel) nói rằng có thể các bức tượng bị nứt phía trong và sữa có thể chảy theo các vết nứt, nhanh hay chậm, nhiều hay ít, phụ thuộc vào độ lớn của chúng. Dù vậy, không ai có câu trả lời chính xác cho việc tại sao các bức tượng bằng kim loại cũng có thể “uống” sữa và lượng sữa mà các bức tượng này hút lại nhiều đến thế. Ùn ùn đi cho tượng đá uống sữa Các nhà khoa học thì tiếp tục nghiên cứu, nhưng những tín đồ Hindu có vẻ không quan tâm đến những giải thích ấy. Họ tiếp tục dâng sữa lên các vị thần. Điều này tác động khá lớn đến tình hình giao thông vì khắp các khu vực xung quanh các ngôi đền lớn bị tắc nghẽn do người đi bộ, người đi xe ùn ùn đổ về. Ngày 22.9.1995, tại các ngôi đền ở New Delhi, Calcutta, Bombay, Madras… người ta phải điều cảnh sát và quân đội đến nhằm bảo đảm an ninh. Cũng trong ngày này, hàng ngàn người đủ mọi thành phần, lứa tuổi xếp hàng tại đền thờ Vishna ở Southall Middlesex (Anh), chờ để được cúng tế sữa cho bức tượng thần bằng đá cẩm thạch trắng. Bức tượng hình bò chỉ cao khoảng 15 inch (38cm) đã uống hết khoảng 3.000 lon sữa đem pha. Trong khi đó, tại Hồng Kông, riêng pho tượng thần Ganesh nhỏ làm bằng bạc đã uống khoảng 20 lít sữa. Nhiều nơi bán sữa trong các khu vực này bỗng chốc “cháy hàng”. Một cửa hàng tại Gateway, Anh bán được đến 25.000 lon sữa. Còn ở New Delhi, doanh số kinh doanh sữa tăng lên đến 30%. Dù theo tờThe Mirror,giá đã tăng 12 lần so với bình thường.
Nhiều bài báo miêu tả chi tiết, những đoạn video quay lại sự kiện, đặc biệt, việc tận mắt nhìn đã khiến những người khó tính và không tin vào thần thánh cũng dần lung lay. Ngày 23.9.1995, cô Sanjay Nayee, 20 tuổi, nói với tờDaily Express: “Thật nói không nên lời! Tôi đã từng không tin có thần thánh nhưng giờ thì tôi không chắc chắn về điều đó nữa. Đây là điều tuyệt vời nhất tôi từng chứng kiến, sữa biến mất dần ngay trước mắt tôi”. Cuối tháng 9.1995, ông Hasmukh Shah, người phát ngôn của Hội đồng Hindu Thế giới nói rằng điều kỳ diệu ấy không thể là giả như một số người đồn đoán, bởi nó xuất hiện khắp mọi nơi từ Birmingham, Leicester, Kenya và Hồng Kông… Sự kiện tượng đá uống sữa này đã xảy ra cách đây gần 18 năm, nhưng vẫn chưa có lời giải thích khoa học nào thật sự hoàn hảo để thuyết phục được hàng ngàn người Hindu tận mắt chứng kiến hiện tượng kỳ lạ trên. Nhất Linh Nguồn:http://phatgiaovnn.com/upload1/modules.php?name=News&op=viewst&sid=9806#ixzz2e0O4gzH4
Bình luận
Gửi bình luận của bạn
|
Tin nhiều người đọc Danh bạ website Phật giáo Sự kiện - Hội thảo
Đăng ký bản tin |