Chi tiết tin tức

Tục thờ Thổ Táo và Phật Táo tại tư gia

21:58:00 - 04/02/2021
(PGNĐ) -  Táo “Đông trù Tư mệnh” được thờ ở dưới bếp còn được gọi là Thổ Táo và “Định phúc Táo quân” được thờ ở trang thờ ở gian giữa nhà chính được gọi là Phật Táo. 

Tết là một chuỗi nghi lễ, bao gồm các nghi lễ kết thúc năm cũ gọi chung là chung niên (cuối năm) và các lễ đón mừng tân niên. Một trong những lễ thức quan trọng vào cuối năm là lễ tiễn Ông Táo về trời.

Hăm ba Ông Táo về trời,

Bình vôi ở lại chịu đời đắng cay.

Lễ Tiễn Ông Táo, gọi nôm na là lễ “Cúng Ông Táo”. Ở miền Bắc đa số mọi người đều thờ cúng Ông Táo và Thổ Công nên thường gọi đây là lễ “Cúng Ông Công - Ông Táo”, thậm chí không ít người còn gọi không chính xác là lễ “Cúng Ông Công”.

Có lẽ do tồn tại việc thờ cúng các vị thần Đất/Thổ Công và Ông Táo chung một chỗ nên dẫn đến việc đồng nhất hai vị thần này. Thật ra đây là hai vị gia thần khác nhau. Ông Táo còn gọi là Táo Quân hay Vua Bếp được tôn là “Đệ nhất gia chi chủ” (Đứng đầu trong tất cả các gia thần).

Tín niệm này đã chỉ ra vai trò tối quan trọng của vị thần trong gia đình chứ không chỉ là một việc trông coi củi lửa. Nói chung, tập tục thờ Ông Táo đã không ngừng thay đổi theo thời gian, tạo nên một tập thành tín lý đa tạp khó truy nguyên, song điều rõ rệt là tập tục này khởi đầu từ tín ngưỡng thờ lửa của gia đình.

Sách Khảo luận về Tết của nhà nghiên cứu Huỳnh Ngọc Trảng.

Sách Khảo luận về Tết của nhà nghiên cứu Huỳnh Ngọc Trảng.

Theo quan niệm của Nho gia, Táo quân là chủ của một gia đình, đứng đầu trong Ngũ tự, tập hợp năm đối tượng thờ tự của mỗi gia đình: Táo (bếp), Tỉnh (giếng), Môn (cổng/ngõ), Hộ (cửa) và Trung lựu (máng xối/giữa nhà).

Theo Lễ Ký, thiên Khúc lễ hạ: Thiên tử tế trời đất, tế bốn phương, tế núi sông, tế ngũ tự; chư hầu tế phương mình ở, tế ngũ tự; đại phu tế ngũ tự; kẻ sĩ tế tổ tiên… Theo Táo quân chơn kinh, trong năm đối tượng thờ tự (Ngũ tự) thì: “Nay bỏ hết bốn, chỉ còn thờ một thần Táo mà thôi vì Lễ Ký nói: “Năng hạn đại hoạn tắc tự chi”, tức vị thần nào hay cứu nạn cả thì được phép thờ. Bởi Ông Táo coi họa phước nội nhà nên nhà nào cũng thờ. Bởi ngài như miệng lưỡi của sao Bắc Đẩu hằng ở phía Đông (cái nhà chái dưới bếp), mà coi lành thì cho phước, dữ thì cho họa”.

Đoạn trích dẫn trên cho thấy lý do tại sao tập tục thờ Ngũ tự ít phổ biến, trong khi tập tục thờ Táo lại có mặt ở hầu hết mọi gia đình.

Đến đây, chức trách của Táo quân từ chỗ cai quản việc củi lửa bếp núc biến thành vị gia thần nắm quyền sinh tử, họa phúc của một nhà: Luôn theo dõi tường tận công tội của từng người để hàng năm lên trời tâu với Ngọc Hoàng.

Mục “Khuyến thiên văn” trong Táo quân chơn kinh viết: “Ta là Đông trù Tư mệnh, hưởng hương lửa mỗi nhà, bảo hộ sự khang thái cho mỗi nhà, giám sát việc thiện ác mỗi nhà, tâu trình công đức, tội lỗi mỗi nhà".

Sách Khảo luận về Tết của nhà nghiên cứu Huỳnh Ngọc Trảng giải thích nguồn gốc các phong tục ngày Tết chủ yếu ở ba miền Bắc, Trung, Nam như các tập tục viết câu đối và chơi chữ, các tập tục kiêng kỵ đầu năm, tục xông đất, tiễn ông Táo về trời…

Sách Khảo luận về Tết của nhà nghiên cứu Huỳnh Ngọc Trảng giải thích nguồn gốc các phong tục ngày Tết chủ yếu ở ba miền Bắc, Trung, Nam như các tập tục viết câu đối và chơi chữ, các tập tục kiêng kỵ đầu năm, tục xông đất, tiễn ông Táo về trời…

Thần hiệu “Đông trù Tư mệnh Táo phủ thần quân” cho ta thấy Táo quân đã đảm trách cả việc bếp núc lẫn “tư mệnh”, quản lý sinh mệnh của các thành viên trong gia đình, hay hẹp hơn là gia chủ, tức thần Bếp/Táo quân đã gánh thêm công năng mới ngoài công năng nguyên thủy của mình.

Sự tích hợp thêm công năng “tư mệnh” đã chỉ ra xu hướng chuyển đổi tính chất truyền thống của vị thần Bếp này theo đà tiến bộ của con người đã có được khả năng làm chủ ngọn lửa.

Trong xu hướng càng ngày càng thiên trọng công năng phúc thần của Táo quân ở việc tách bạch Đông trù Tư mệnh Táo phủ thần quân với Định phúc Táo quân ra thành hai vị gia thần riêng biệt.

Táo “Đông trù Tư mệnh” được thờ ở dưới bếp còn được gọi là Thổ Táo và “Định phúc Táo quân” được thờ ở trang thờ ở gian giữa nhà chính (trên bàn thờ tổ tiên hay trên khung cửa chính của gian giữa nhà chính, ngó mặt vào bàn thờ tổ tiên) – được gọi là Phật Táo.

Thổ Táo coi việc củi lửa bếp núc; Phật Táo theo dõi công tội của con người, đảm nhận việc lên trời (23 tháng Chạp) để tâu báo với Ngọc Hoàng.

Táo “Đông trù Tư mệnh” được thờ ở dưới bếp còn được gọi là Thổ Táo và “Định phúc Táo quân” được thờ ở trang thờ ở gian giữa nhà chính được gọi là Phật Táo.

Táo “Đông trù Tư mệnh” được thờ ở dưới bếp còn được gọi là Thổ Táo và “Định phúc Táo quân” được thờ ở trang thờ ở gian giữa nhà chính được gọi là Phật Táo.

Một Táo đảm nhận việc “ty hỏa” và một Táo là lo việc “đạt thiên”. Kết quả điều tra điền dã ở Nam bộ vào dịp Tết năm 2011 cho thấy các bài vị thờ Táo quân trong hầu hết các gia đình, dù thờ dưới bếp hay trên trang thờ ở nhà trên đều là “Định phúc Táo quân”.

Điều này chỉ ra rằng tín lý thờ ông Táo ngày nay đã nghiêng hẳn về công năng xét tội định phúc và thế nhân đã không màng đến việc cầu vị gia thần bảo hộ gia đình được an toàn bởi tính hủy diệt của lửa, mặc dù họ vẫn bảo lưu tập tục thắp nhang hàng ngày ở bệ thờ ông Táo đặt ở dưới bếp lẫn ông Táo trên trang thờ ở nhà trên; và đến đêm 23 tháng Chạp, gia đình nào cũng làm lễ tiễn ông Táo về trời.

Ông Táo là hiện thân chức năng thông linh giữa con người và thượng giới do biểu tượng chuyển tải của lửa đảm nhận.

 

Trích: Sách Khảo luận về Tết - Nhà nghiên cứu Huỳnh Ngọc Trảng

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin