Chi tiết tin tức

Trà đạo Hàn Quốc

17:18:00 - 11/11/2013
(PGNĐ) -  Xu thế trà đạo bắt đầu trổi dậy lan tràn đến dân chúng vào cuối thời Triều Tiên, họ dùng Trà vào các dịp lễ cúng Tổ tiên. Những nhân tố cổ vũ phong trào làm cho Trà đạo sống lại như Đinh Nhược Đông (Jeong_Yak-yong) hay Kim Chánh Hy (Kim_Jeong-hui),
Bản lễ Trà lễ Panyaro tại Hàn Quốc ghi chép : “Từ thế kỷ đầu công nguyên, một Công chúa của tiểu Vương quốc Ayudya ở Ấn Độ, nàng mang Trà vào Hàn Quốc khi cặp tàu vào Vương quốc Gaya, phía Nam bán đảo Triều Tiên, sau khi lưu trú một thời gian ở Trung Quốc. Nàng Công chúa này đã kết tóc se duyên cùng Kim Suro vị vua khai sáng ra Vương quốc Gaya và nàng trở thành Hoàng hậu Heo Hwanggok. 
 
Bắt đầu có những quy định về việc thực hành nghi lễ Trà đạo mang tính quy tắc, việc này hình thành vào thời vua Suro thuộc Đế chế Geumgwan Gaya (42 – 562). Nghệ thuật Thưởng thức Trà đạo Hàn Quốc từ đó đến nay rất nhiều biến chuyển cho phù hợp và thích nghi mọi thời đại, nhưng vẫn mang nét truyền thống nhất định.
 
Chữ Darye được gọi là Trà đạo, một nghi thức Trà đạo đã hình thành và phát triển ở bán đảo Triều Tiên. Truyền thống Nghi lễ Trà đạo này được người dân Triều Tiên gìn giữ qua hàng ngìn năm. Trà đạo Triều Tiên đặc điểm chính là thưởng thức Trà đạo trong tinh thần thoải mái hồn nhiên, không bị ràng buộc bởi những nghi lễ cầu kỳ.
 
Triều Tiên và Hàn Quốc tiếp nối truyền thống nghệ thuật lâu đời, và ngày nay Trà đạo Hàn Quốc đang được hồi sinh, Trà đạo giúp mọi người tìm đến cuộc sống thư thả thanh nhàn giữa lúc xã hội bận rộn, cân bằng cuộc sống quá căng thẳng.
 
Một trong những tài liệu cổ Lịch sử ghi chép văn bản đầu tiên miêu tả về Trà đạo, kể về việc nghi thức Lễ dâng Trà lên cố Đại vương Suro (Thủ Lộ vương), vị Vua sáng lập Geumgwan Gaya (Bang Kim Quan Da) (42-562). Thời Cao Ly Cao (918-1392) ghi chép các Nghi Lễ dâng trà lên các vị Quốc sư, Thiền sư đáng tôn kính đã được thực hiện trong lúc Vua tiếp kiến Quốc sư khi có việc liên quan đến sự an nguy của Quốc gia, và nghi lễ này thường thực hiện tại các chốn Thiền môn Phật giáo.
 
 
Chính sử Triều Tiên, miêu tả rằng lễ trà này là một phần trong buổi tiếp sứ thần Trung Hoa đến yết kiến triều đình. Một nghi thức quốc gia quan trọng có liên quan đến thưởng thức Trà đạo, được các quan viên chức của viện Tabang chủ trì, việc này có ghi chép lại trong Goryeosa Yaeji.
 
Xuân, Hạ, Thu, Đông tiệc Trà thực hiện theo bốn mùa, các đồ gốm và kim loại được sử dụng khác nhau, các truyền thống tôn giáo có ảnh hưởng đến Trà cụ qua các triều đại Triều Tiên. Đồ gốm thô được phổ biến khắp nhân gian, nhưng gốm sứ làm Trà cụ được ưa chuộng hơn, lò sản xuất chủ yếu tại các trung tâm sản xuất lớn tại Triều Tiên, các đồ sứ quý hiếm sẽ được tuyển chọn đưa vào nghi lễ và đồ dùng phục vụ Triều đình. 
 
Hình thức đồ gốm, kích thước, phong cách khác nhau tùy theo Triều đại. Từ thế kỷ 16 trở đi, đồ gốm Trà cụ vẫn giữ phong độ và xuất khẩu sang Nhật Bản với số lượng lớn. Anh em Sukkwang Yi và Yi Kyeong, chuyển phong cách truyền thống ở nước ngoài được gọi là phong cách Hagi. Đây là gia đình làm gốm nổi tiếng và phát triển mạnh ở Hàn Quốc. 
 
Trà đạo Hàn Quốc dựa trên các yếu tố văn hóa lịch sử đã được định hình cho nghi lễ Trà đạo, về hình thức, sự cảm xúc và màu sắc riêng biệt, không giống như truyền thống Trà đạo Trung Quốc.
 
Các quyển sách cổ xưa như Samkuk-yusa và Samkuk-saki, biên niên sử ghi chép rằng : “Suốt triều đại Koryo (Cao Ly) của Hàn Quốc (935-1392) Trà đạo trở thành Quốc đạo, là chủ đề cho Thi ca và được dùng để dâng cúng Tổ tiên cùng chư Phật, Bồ tát. 

Sang thế kỷ 14 thời Joseon (Triều Tiên), Nho giáo phát triển mạnh ở Hàn Quốc, Phật giáo bị lấn hiếp, từ đó Trà đạo dần mất đi tính phổ biến. Tuy nhiên giới Nho sĩ và Hoàng thất vẫn dùng Trà, trong Triều đình cũng có một vị quan Thượng thư lo về Trà.

Năm 1590, Nhật Bản xâm lược Triều Tiên, họ đốt phá Lăng miếu và cướp đi rất nhiều Trà cụ và Trà khí, từ đó nền văn hóa Trà đạo Hàn Quốc suy yếu dần.
 
 
Truyền thống nghi thức thưởng Trà đạo theo lối tao nhã vẫn được tiếp nối và được phát triển suốt thời trị vì của Triều Tiên (1392-1910). Việc duy trì và tổ chức các nghi lễ Trà đạo chính thức của Triều đình do viện Tabang đảm trách. Tầng lớp quý tộc và gia tộc họ Lý cũng chỉ thực hiện các nghi lễ Trà đạo đơn giản, có nghi thức thường nhật và nghi thức dành cho các dịp đăc biệt. Năm 1474 các Lễ nghi Trà đạo này được tổng hợp hệ thống thành "Quốc triều ngũ lễ nghi" (Gukjo Oryeui). 
 
Nghi lễ Trà đạo Hàn Quốc mang đậm nét bản sắc văn hóa dân tộc, đơn giản, thanh khiết, nhẹ nhàng, Trà đạo cũng gợi lên cho Phật tử Hàn Quốc bốn đức tính : “Tôn kính, An lạc, Thanh tịnh và Yên tỉnh”. Những loại Trà mang lại những phẩm chất được đánh giá cao trong tư tưởng văn hóa Hàn Quốc.
 
Trãi bao thăng trầm của lịch sử đất nước dân tộc cùng với sự biến đổi khí hậu, vì thế đã xảy ra nhiều vấn đề liên quan đến những vùng đất nông nghiệp chuyên canh, các đồi trà cũng phải chịu sự đổi thay bởi những quyết định của các quan chức về Trà Triều Tiên. Bấy giờ khí hậu ở bán đảo Triều Tiên bắt đầu trở nên lạnh hơn rất nhiều, còn thời điểm thu hái trà lại ngay trước mùa xuân.  
 
Khác hơn các đồi Trà ở Trung Quốc hay Nhật Bản. Tuyết lục ( "Sulloc"), gốc tên cổ của trà ở Triều Tiên, có nghĩa là các lá non của ngọn trà đầu tiên sẽ được thu hái trên những cánh đồng phủ đầy tuyết trên núi. Tình trạng này đưa đến nhiều khó khăn suốt thời kỳ Cao Ly và nhà Triều Tiên. Bởi lúc đó, các rừng trà trên núi rất lạnh và nguy hiểm với nhiều thú rừng hoang dã. 
 
Vùng đất màu mỡ chính là các đồi Trà rất thuận lợi cho nông nghiệp, mùa thu hoạch Trà và mùa gieo trồng ngũ cốc xen canh tác. Vì sự lợi nhuận từ Trà quá lớn cho nên nông dân chuyên canh trồng Trà phải cống nạp Trà cho Vua thay vì nộp thuế.  Vì vậy diện tích đất trồng và số lượng chế biến Trà hàng năm giảm lần. Đã có hàng trăm kiến nghị của các lãnh chúa và giới trí thức học giả về chuyện này vào thời Cao Ly,  tiêu biểu như các vị  Lý Tề Hiền (Lee Je-hyun|) hay của Lý Khuê Báo (Lee Gyu-bo). Vào cuối thời Cao Ly, trong tác phẩm YuDuRyuRok chép rằng : “Nông dân đã bứng gốc, đốt phá các đồi Trà để phản đối việc nộp thuế bằng Trà”. 
 
Vì lý do này, sự phát triển sản xuất, chế biến Trà đã bị giới hạn  trong một thời gian dài. Trừ hoàng gia và tầng lớp lưỡng ban, văn hóa và nghi thức thưởng Trà vẫn chỉ đóng khung ở các khu vực quanh các đồi Trà. Dưới triều đại Triều Tiên, Nho giáo được tôn vinh, viện Tabang vẫn được giữ lại nhưng khối lượng Trà sản xuất đã bị hạn chế để bảo đảm cân đối sản phẩm nông nghiệp. 
 
Vào giữa thời Triều Tiên các nghi lễ Trà đạo chậm lại và đi ngược với xu hướng này, bởi lượng Trà thưởng thức đã giảm hẳn trước đây. Yang Hao tướng nhà Minh, đã tâu với vua Triều Tuyên Tổ (Seonjo, 1567-1608) nước Triều Tiên rằng : “Suốt thời kỳ bị Nhật Bản chiếm đóng, ông đã phát hiện ra nhiều loại Trà chất lượng cao ở Triều Tiên, và nếu như Hoàng thượng muốn bán Trà cho Liêu Đông, người sẽ được hưởng ba đồng bạc cho 10 pound trà. Với tất cả số tiền này, người sẽ đủ bạc để nuôi 1 vạn con ngựa". Tuy nhiên, vua đã đáp lại: "Ở nước chúng tôi không có phong tục uống Trà".
 
Xu thế Trà đạo bắt đầu trổi dậy lan tràn đến dân chúng vào cuối thời Triều Tiên, họ dùng Trà vào các dịp lễ cúng Tổ tiên. Những nhân tố cổ vũ phong trào làm cho Trà đạo sống lại như Đinh Nhược Đông (Jeong_Yak-yong) hay Kim Chánh Hy (Kim_Jeong-hui), và nhiều trí thức đã quan tâm đến Trà đạo và việc tái sản xuất, chế biến Trà. Từ đây vùng đất thích nghi cho những đồi Trà xanh tươi bát ngát, tô đậm nét cho vườn Trà đạo. Họ cùng nhau đối ẩm Trà đạo với các Thiền sư, những vị gìn giữ truyền thống và phong cách thưởng thức văn hóa Trà đạo. Thời Silla (Tân La) và Koryo (Cao Ly) do chính các vị Thiền sư đã duy trì các chủng loại Trà để trồng trên đồi quanh Tự viện và cho nhiều thế hệ tiếp nối. Truyền thống Trà đạo Hàn Quốc được các vị Thiền sư gìn giữ và phát huy nghi lễ Trà đạo trong các ngôi Cổ Tự. Văn hóa này đã được các Thiền sư đương thời tác động ảnh hưởng đến cộng đồng trí thức xã hội quan tâm đến việc thưởng thức Trà đạo.
 
Gần đây các ông Myung Won, Kim Mi-Hee đã thực hiện những nghiên cứu đầu tiên về văn hóa Trà và nhiều nghiên cứu tìm hiểu vào các nổ lực trong việc phát triển văn hóa Trà đạo và xúc tiến hội nghị khoa học vào năm 1979, tiếp đến ông Myung Won đã tổ chức toàn diện một nghi lễ truyền thống Trà đạo Hàn Quốc tại trung tâm văn hóa Sejong vào năm 1980.
 
ông Hyongdang người có công học tập, tìm hiểu, nghiên cứu và đóng góp cho nền văn hóa Trà đạo Hàn Quốc với 3 yếu tố sau:
 
- Thứ nhất ông cho xuất bản cuốn sách đầu tiên mang tên : “The Korea way of tea”, cống hiến cho những nghiên cứu về Trà Hàn Quốc, một công trình đầy tâm huyết, cuốn sách tiếp tục truyền cảm hứng cho độc giả quan tâm đến văn hóa Trà đạo Hàn Quốc.
 
- Thứ hai, phương pháp ông đã truyền cụ thể làm cho Trà xanh được biết đến như Panyaro.
 
- Thứ ba, ông quan tâm đến việc nghiên cứu các loại Trà, thành lập hiệp hội đầu tiên của Hàn Quốc, các “Hiệp hội Hàn Quốc cho các phương pháp của trà”.
 
Bà Chae Won-hwa xây dựng học viện Panyaro để hướng dẫn, truyền thụ các nghi lễ Trà đạo vào năm 1981.
 
Tháng 11 năm 1995 Bà đã hoàn tất một buổi lễ tốt nghiệp chính thức cho những người đã hoàn thành khóa học đầy đủ. nghi lễ tốt nghiệp được tổ chức mỗi năm cho đến nay.
 
Năm 20111 Hội chợ Trà Quốc tế Gwangju (Gwangju International Tea Fair 2011) đã diễn ra tốt đẹp tại Trung tâm Hội chợ Triển lãm Kim Dae Jung, Thành phố Quangju, Hàn Quốc từ ngày 23-26/06/2011. Hội chợ này có Đại sứ quán Việt Nam tham gia.
 
Năm nay Bà Park Geun hye (Phác Cận Huệ) Tổng thống Hàn Quốc đáp lời mời của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Bà cùng đoàn Chính phủ sang viếng thăm Việt Nam từ ngày 07/09/2013,  nhằm thảo luận các biện pháp tăng cường hợp tác giao lưu như tiến hành các vòng đàm phán ký kết Hiệp định thương mại tự do song phương và lĩnh vực nhà máy điện hạt nhân cũng như trao đổi tầm nhìn tương lai cho hai nước. Hàn Quốc là một thị trường tiêu thụ đa dạng và đầy tiềm năng cho hàng xuất khẩu của Việt Nam trong đó có sản phẩm Trà. 
 
Ngày 09/11 sẽ diễn ra Festival Trà tại Thái Nguyên, chúng tôi cùng các bạn ôn lại truyền thống Trà đạo của nước bạn Hàn Quốc,  để tác động phần nào đến các nhà sản xuất chế biến Trà tại Việt Nam hãy tiếp tục tăng cường hơn nữa trong các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá hình ảnh thật ấn tượng trong thời gian tới tại thị trường Hàn Quốc là hết sức cần thiết trong mối quan hệ tình hữu nghị giữa hai nước Hàn Quốc – Việt Nam mãi thắm tình Trà đạo, để song phương cùng phát triển.
 
Thích Vân Phong

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin