Chi tiết tin tức Nhà sư và cô lái đò 20:58:00 - 26/05/2023
(PGNĐ) - Câu chuyện giữa nhà sư và cô lái đò đối đáp mỗi lần qua sông thể hiện cho một quá trình tu tập và chuyển hóa tư tưởng. Diễn biến đó cũng là quá trình tâm lý chuyển hóa thành tâmlinh. Sau cùng là sự đạt đạo cao nhất của nhà sư: nhìn thẳng vào thực tại mà không hề có tư tưởng dính mắc, suy nghĩ, luyến ái.
Ở một bến sông nọ có cô gái lái đò đưa khách qua sông. Cô gái này có nhan sắc rất xinh đẹp, giọng nói cử chỉ rất đáng yêu, không thể chê vào đâu được. Chuyến đò hôm nay, ngoài những khách thông thường thì có cả một nhà sư . Đò cập bến cô lái đò thu tiền từng người, sau cùng đến nhà sư. Với nhà sư, cô gái đòi tiền “gấp đôi”. Nhà Sư ngạc nhiên hỏi : Vì sao? Cô lái mỉm cười: Vì Sư nhìn con…..nên ngoài tiền đò, con cộng thêm tiền nhìn nữa ạ. Nhà Sư nín lặng trả tiền và bước lên bờ. Một hôm khác nhà Sư lại qua sông. Lần này cũng gặp cô gái, và khi tới bến cô gái đòi tiền “gấp ba.” Nhà Sư hỏi : Vì sao ? Cô gái cười bảo: Lần này Sư nhìn con dưới nước và tưởng con không biết, nên nhìn lâu hơn ạ. Nhà Sư nín lặng trả tiền và bước lên bờ. Lần khác nhà Sư lại qua sông. Vừa bước lên đò, nhà Sư nhắm nghiền mắt lại và tập trung như đang thiền định. Đò cập bến cô gái thu tiền, nhưng lần này giá lại cao hơn những lần đi trước, thu “gấp năm” lần. Nhà Sư hỏi : Vì sao? Cô lái đáp: Sư không nhìn con bằng mắt, mà nhìn bằng tâm, tâm sư còn nghĩ đến con. Nhà Sư trả tiền và lên bờ. Sau lần này về, Sư nỗ lực dụng công, tu hành miên mật, như quán niệm thân xác vô thường, quán xác chết, quán tiến trình hoại diệt của thân,….. Và công phu của sư sau đó tiến bộ rất nhanh, sư đã nhàm chán với sắc đẹp của nữ giới. Và lần này nhà sư lại qua sông. Khi bước lên đò, Sư bình thản nhìn cô gái….vẫn nhìn bình thường, giống như nhìn bao người khác mà không hề có sự thiên lệch, hay bị đắm nhiễm,…. Đò cập bến, nhà Sư mỉm cười trong ánh mắt từ bi và hỏi: Bao nhiêu? Cô gái đáp: Dạ…Con xin đưa Sư qua sông, không thu tiền ạ… Vị sư hỏi: Vì sao vậy? Cô lái cười đáp: Sư nhìn mà không còn nghĩ tới con nữa… Tâm không có sự đắm nhiễm. Do vậy con xin đưa Sư qua sông mà thôi…
Lời bình:
Câu chuyện ngắn kết thúc với ba nụ cười. Một nụ cười của nhà sư, một nụ cười của cô gái và một nụ cười của độc giả. Có lẽ không ít người đã thở phào khi thấy một cái kết có hậu. Vì trước việc bị cô lái đò xinh đẹp sắc sảo dồn vào thế tiến thoái lưỡng nan: thế này không được mà thế kia cũng không xong, thì cuối câu chuyện là hình ảnh nhà sư hiền lành đã bản lĩnh vượt qua thử thách cam go của “ải mỹ nhân”. Nhưng thiết nghĩ, để “qua” được đò là hành trình kinh nghiệm nhân sinh không hề đơn giản của vị thiền sư. Cùng dành một chút thời giansuy tư về vị thiền sư trong câu chuyện: 1. Tâm tư và hành động. Với ba lần nhà sư phải trả tiền đò hơn bình thường là ba lần tâm của nhà sư nghĩ một cách bất thường tới cô gái. Tâm bị sắc nhiễm không an khiến tâm nhà tu hành xao động. Có thể chính tâm trí đó đã biểu lộ ra bên ngoài qua sắc diện và cử chỉ của sư nên tâm trạng ấy đã không dễ qua được đôi mắt tinh đời của cô lái đò sắc sảo. Vậy, tâm đã trở nên cội nguồn của hành động. Suy nghĩ đúng dẫn tới hành động đúng. Nghĩ suy lầm khiến việc làm sai. Khi tâm thanh tịnh thì hành vi cũng thanh tịnh nên tự tại an nhiên. 2. Thành thật đón nhận phản hồi. Việc nhà sư trả tiền gấp đôi, gấp ba và gấp năm cho cô lái đò chứng tỏ ông đã không cố chấpphòng thủ nhưng chấp nhận những gì cô lái đò nói có phần đúng. Ông dám thành thật với lòng của mình trong thinh lặng. Chối quanh hay tận dụng thời cơ để đẩy đưa câu chuyện với cô lái đò xinh đẹp không phải là chọn lựa của vị thiền sư. Giữa cuộc đời hiện sinh, trước những phản hồi, con người có xu hướng dùng những lời nói dối để bao biện, che giấu ý nghĩcủa mình thay vì dám nhìn thẳng vào tâm. Chính sự đón nhận chân thành mang lại hoa trái là việc lớn lên từ lầm lỗi. 3. Hoán cải liên tục. Câu chuyện cũng thể hiện một tiến trình hoán cải liên tục của nhà sư. Mỗi lần qua đò là mỗi lần ông cố gắng hơn. Với ba lần đầu, nhà sư mới chỉ hoán cải bên ngoài, thay đổi cách thức diễn đạt nhưng nội tâm vẫn y nguyên. Lần cuối cùng, ông đã thực hiện một cuộc hoán cải tận căn khi thay đổi tâm trí của mình. Trước khi hạ sơn, nhà sư đã học biết bao điều về những cám dỗ có thể xảy ra với mình và cũng không nghi ngờ rằng vị thiền sư đã chuẩn bị cho mình những phương pháp lý thuyếthữu hiệu để vượt qua. Nhưng giữa thực tế và lý thuyết là hai bờ cách biệt cần đến chiếc cầu của việc hoán cải liên lỉ hầu ngộ ra cho mình một kinh nghiệm sống thiết thân. Quả thật cái tâm ái nhiễm bên trong của con người mới là vấn đề cần phải tu luyện chứ không phải là dáng vẻ bên ngoài. Phần lớn chúng ta chỉ chú ý dáng vẻ bên ngoài nhưng ít ai chú ý đến cái tâm sâu thẳm bên trong. Dù thân xa lánh thế tục nhưng tâm còn nhớ nghĩ thì cũng chưa phải là giải thoát. Mắt tuy nhắm nhưng tâm còn nghĩ về, thì sóng ngầm cuộn xoáy tâm can còn dữ dội hơn. Câu chuyện giữa nhà sư và cô lái đò đối đáp mỗi lần qua sông thể hiện cho một quá trình tu tập và chuyển hóa tư tưởng. Diễn biến đó cũng là quá trình tâm lý chuyển hóa thành tâmlinh. Sau cùng là sự đạt đạo cao nhất của nhà sư: nhìn thẳng vào thực tại mà không hề có tư tưởng dính mắc, suy nghĩ, luyến ái. Còn các lần trước hết dính mắc bằng mắt thì đến dính mắc bằng tâm. Ở đời hễ còn dính mắc thì còn phải khổ lụy.
BBT
Bình luận
Gửi bình luận của bạn
|
Tin nhiều người đọc Danh bạ website Phật giáo Sự kiện - Hội thảo
Đăng ký bản tin |