Chi tiết tin tức

Diễn nghĩa Triṃśikā vijñaptikārikā (त्रिम्̣स्́इक̄ विज्ञप्तिक̄रिक̄) | Ba mươi biểu hiểu thực hiện của Duy thức trong tiếng Phạn ( P 3 )

13:25:00 - 02/10/2015
(PGNĐ) -  Phần một: Tựa và câu số một (3)


आत्मधर्मोपचारो   हि    विविधो   यः प्रवर्तते |

विज्ञानपरिणामेऽसौ  परिणामः   त्रिधा ||1||


Ātmadharmopacāro hi vividho yaḥ pravartate|

Vijñānapariṇāme'sau pariṇāmaḥ sa ca tridhā||1||


Từ vựng

Dharmopacāro (धर्मोपचारो) là chữ viết theo cách biến âm giữa chữ dharma (धर्म) và upacāro (उपचारो) theo quy luật hai nguyên âm đồng dạng nguyên âm đầu được đổi.

Dharma (धर्म) có gốc từ dharman(धर्मन्) và Dharman (धर्मन्) được ghép từ dhṛ (धृ) và thân kép –man (मन्). Động từ căn √ dhṛ (√ धृ), thuộc nhóm 1 và nó có những nghĩa được biết, tùy theo các thì chia của nó trong văn phạm tiếng Phạn như: giữ, nắm giữ, duy trì, hỗ trợ, ủng hộ, chịu đựng, bảo tồn, ngăn chặn, dừng lại, xóa, áp đặt, quyết định…

-Man (॰मन्) là âm đuôi dùng làm rộng nghĩa cho động từ căn √ dhṛ (√ धृ).


Dharma (धर्म) có những nghĩa được biết như sau: pháp luật, điều kiện, bản chất thật của thiên nhiên, luật thuộc về thể chất, sự xếp đặt trật tự trong thiên nhiên, nhiệm vụ, trách nhiệm, bổn phận, đạo luật, đức hạnh, công lý, đạo đức, công bằng, công đức, được trao tặng…


Chữ dharma (धर्म) vốn có nhiều nghĩa nhưng trong phần nói về quán niệm về pháp, dùng nghĩa theo chữ "nắm giữ" của động từ căn √ dhṛ (√ धृ), thì có lẽ thích hợp hơn. Bởi vì nó mang đặc tính nói lên sự nắm giữ bao hàm trọn vẹn tất cả các pháp trong thế gian mà trong đó gồm có các bản tính và các chức năng hoạt động khác nhau của con người.

 

Dharma (धर्म) là một từ đa nghĩa. Đức Phật nói:"Ta đã thấu được pháp thâm diệu khó nhận, khó hiểu, vắng lặng, tuyệt vời, không biện giải gì được. Nó cũng tinh tế chỉ có bậc Thánh nhân mới hiểu được". Đây cũng là một ngụ ý nói lên chữ Pháp cũng rất là khó để mà giải thích một cách đầy đủ.

Trong Phật học chữ Dharma (धर्म) thường được hiểu là "Pháp" hay những lời dạy của Đức Phật và qua câu này của Ngài hay nói cũng là hình ảnh biểu trưng cho chữ Pháp thường hay nghe nói trong kinh Phật: "Nầy chư Tỳ kheo, bây giờ cũng như trước đây, Như Lai chỉ dạy về Khổ và Con đường Diệt khổ". 

 

Con Đường Diệt Khổ (duḥkhanirodhagāminī pratipadā āryasatyam (दुःखनिरोधगामिनीप्रतिपदा आर्यसत्यम्)), đó chính là Bát Chánh Đạo (Āryāṣṭāṅgamārga (आर्याष्टाङ्गमार्ग)), nó gồm có: Chánh Kiến (Samyagdṛṣṭiḥ (सम्यग्दृष्टिः)), Chánh Tư Duy (Samyaksaṃkalpaḥ (सम्यक्संकल्पः)), Chánh Ngữ (Samyagvāk (सम्यग्वाक्)), Chánh Nghiệp (Samyakkarmāntaḥ (सम्यक्कर्मान्तः)), Chánh Mạng (Samyagājīvaḥ (सम्यगाजीवः)), Chánh Tinh Tấn (Samyagvyāyāmaḥ (सम्यग्व्यायामः)), Chánh Niệm (Samyaksmṛtiḥ (सम्यक्स्मृतिः)), Chánh Định (Samyaksamādhiḥ (सम्यक्समाधिः)).

 

Dharma (धर्म) cũng được xem là một trong những báu vật quý trong tam bảo (Triśaraṇa) qua những câu người ta thường đọc như sau:


बुद्धं  शरणं गच्छामि। Buddhaṃ śaraṇaṃ gacchāmi.| Con xin quy y Phật .

धर्मं शरणं गच्छामि। Dharmaṃ śaraṇaṃ gacchāmi. | Con xin quy y Pháp.

संघं   शरणं  गच्छामि। Saṃghaṃ śaraṇaṃ gacchāmi. | Con xin quy y Tăng.

 

Upacāro (उपचारो) là cách viết biến âm upacāraḥ (उपचारः). Upacāra (उपचार) được ghép từ: Upa (उप) + √car (चर्).

Upa (उप) là tiếp đầu ngữ và nó có những nghĩa được biết như: đi đến gần, xích lại gần, gần bên cạnh, gần chung với…

Động từ căn √car,(√चर्) thuộc nhóm [1], [3], [5] và có những nghĩa được biết như sau: đi, bước tới, tiến tới,vượt lên, hướng theo, nhận định, tham gia vào, sống, hoàn thành, suy nghĩ, làm cho chuyển động…

 

Upacāra (उपचार) là hô cách số ít trong bảng biến thân của upacāra (उपचार) ở dạng giống đực và nó có những nghĩa được biết như: sự tôn sùng, sự cung kính, sự tỏ lòng kính trọng, lời khen, lời khen ngợi, lời thỉnh cầu, hành động lễ phép, sự đối xử, cách đối xử, sự chế biến, phương thức khai thác, dẫn dắt, hướng dẫn, cách xử sự, thái độ, cách hoạt động, tập tính, cách ẩn dụ, tượng hình, cách tiếp cận, cách xử lý, thái độ ứng xử, tổng thể hóa, xu hướng ủng hộ, phục vụ, giả thuyết, sinh từ bên trong mà ra…


Kính bút


TS Huệ dân

Trích trong Tinh hoa Phật học TS Huệ Dân.

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin