Chi tiết tin tức

Diễn nghĩa Triṃśikā vijñaptikārikā (त्रिम्̣स्́इक̄ विज्ञप्तिक̄रिक̄) | Ba mươi biểu hiệu thực hiện của Duy thức trong tiếng Phạn ( P2 )

05:43:00 - 25/09/2015
(PGNĐ) -  Trích trong Tinh hoa Phật học TS Huệ Dân.

Phần một: Tựa và câu số một (2)

 

आत्मधर्मोपचारो   हि    विविधो   यः प्रवर्तते |

विज्ञानपरिणामेऽसौ  परिणामः   त्रिधा ||1||


Ātmadharmopacāro hi vividho yaḥ pravartate|

Vijñānapariṇāme'sau pariṇāmaḥ sa ca tridhā||1||


Từ vựng

Anātman (अनात्मन्) là phản nghĩa của Ātman (आत्मन्) theo khái niệm của ngôn ngữ học. Nhưng qua cái nhìn của Đức Phật, Anātman (अनात्मन्) là chữ Ngài dùng để giúp cho người ta hiểu rõ về cái bản chất không có thật tính của Ātman (आत्मन्).

Anātman (अनात्मन्) theo tinh thần Phật học, thường được hiểu như là một từ mà Đức Phật dùng để nói lên sự thật của sự vật là không có một tự tính nào trong bản thân của nó hay của con người hoặc của các thế giới khác nhau và Anātman (अनात्मन्) thường được người ta dịch là cái bản chất không có thật tính của của cái"Tôi" hay " vô Ngã" trong Phật học.

Cái bản chất không có thật tính của của cái"Tôi" hay " vô Ngã"trong Phật học là điều nói về những luật tự nhiên đã có trong bản chất của sự vật, qua hình ảnh tất cả vạn vật được tồn tại hay bị biến thái, cũng đều tùy thuộc vào các điều kiện tương trợ tổng hợp khác nhau, bằng những yếu tố chung hoặc những yếu tố riêng trong các nhóm cá thể, tụ hội lại và tác động với nhau trong từng khoảnh khắc và cứ liên tục xoay vòng không dừng.


Trong cuộc sống thường ngày chữ cái "Tôi" hay "Ngã" và chữ không có cái bản chất thật của cái"Tôi" hay " vô Ngã", luôn nằm trong một mối liên hệ với nhau để tạo nên đời sống phát triển trong xã hội hiện hữu của con người, thông qua việc dùng năm giác quan của con người.

Cái"Tôi" hay "Ngã"chỉ là một sự giả hợp do sự kết hợp của nhiều nhân duyên tạo thành, chính nó không có tự tánh, không có chủ thể và điều này cũng thấy được một cách rõ ràng và thực tế qua hình ảnh: Kiếp sống của con người là một việc vay mượn và hoàn trả. Khi thân này còn vay mượn đất, nước, gió, lửa, không khí để nuôi thân, thì cuộc sống hiện thực của thân đã không thật, không bền lâu.

Nếu có giây phút nào dừng lại để nhìn, để nghe và suy xét tận tường, thì sẽ thấy sự tồn tại thường ngày của vạn vật thường xuyên biến đổi trong đời sống và ngay chính cả bản thân mình.


Cho nên tất cả các pháp từ vô tình đến hữu tình đều vay mượn nhau, hỗ trợ nhau, nương tựa nhau mà sinh khởi và tồn tại hay bị hủy diệt đã được Đức Phật chỉ cho thấy trong Thuyết duyên khởi (Pratītya samutpāda (प्रतीत्यसमुत्पाद(Phạn))/Paṭicca samuppāda (पटिच्च  समुप्पाद(Pāli)) của Ngài theo kinh Kaccānagotta (कच्चानगोत्त) tiếng Pāli hay Mười hai nhân duyên (Dvādaśāṅga pratītyasamutpāda (द्वादशाङ्ग   प्रतीत्यसमुत्पाद)) theo kinh Arthaviniścaya (अर्थविनिश्चय) tiếng Phạn như sau:

Avidyā pratyayāḥ Saṃskārāḥ (Phạn)

अविद्या     प्रत्ययाः    संस्काराः

Avijjā paccayā Saṅkhārā(Pāli)

अविज्जा    पच्चया    सङ्खारा

Từ  Vô minh sinh ra Hành.

Saṃskāra pratyayaṃ Vijñānaṃ(Phạn)

संस्कार   प्रत्ययं   विज्ञानं

Saṅkhāra paccayā Viññāṇaṃ(Pāli)

सङ्खार    पच्चया    विञ्ञाणं

Từ  Hành sinh raThức.

Vijñāna pratyayaṃ Nāmarūpaṃ(Phạn)

विज्ञान     प्रत्ययं    नामरूपं

Viññāṇa paccayā Nāmarūpaṃ(Pāli)

विञ्ञाण    पच्चया  नामरूपं 

Từ  Thức sanh ra Danh sắc.

Nāmarūpa pratyayaṃ Ṣaḍāyatanaṃ(Phạn)

नामरूप    प्रत्ययं    षडायतनं

Nāmarūpa paccayā Saḷāyatanaṃ(Pāli)

नामरूप    पच्चया    सऌआयतनं

Từ  Danh sắc là sáu giác quan (cùng với sáu đối tượng của chúng).

Ṣaḍāyatana pratyayaḥ Sparśaḥ(Phạn)

षडायतन    प्रत्ययः   स्पर्शः

Saḷāyatana paccayā Phasso(Pāli)

सऌआयतन     पच्चया    फस्सो 

Từ sáu giác quan sanh ra Xúc.

Sparśa pratyayā Vedanā(Phạn)

स्पर्श    प्रत्यया    वेदना

Phassa paccayā Vedanā(Pāli)

फस्स     पच्चया   वेदना 

Từ Xúc sanh ra Thụ.

Vedanā pratyayā Tṛṣṇā(Phạn)

वेदना     प्रत्यया    तृष्णा

Vedanā paccayā Taṇhā(Pāli)

वेदना    पच्चया   तण्हा

Từ Thụ sanh ra Tham ái.

Tṛṣṇā pratyayād Upādānaṃ(Phạn)

तृष्णा     प्रत्ययाद्    उपादानं

Taṇhā paccayā Upādānaṃ(Pāli)

तण्हा     पच्चया    उपादानं

Từ Tham ái sanh ra Thủ.

Upādāna pratyayād Bhavaḥ (Phạn) 

उपादान     प्रत्ययाद्     भवः

Upādāna paccayā Bhavo(Pāli)

उपादान     पच्चया    भवो

Từ Thủ sanh ra Hữu.

Bhava pratyayāj Jātiḥ(Phạn)

भव     प्रत्ययाज्    जातिः

Bhava paccayā jāti(Pāli)

भव    पच्चया   जाति 

Từ Hữu sanh ra  Sinh.

Jāti pratyayā jarā maraṇa śoka parideva duḥkha daurmanasyo pāyāsāḥ saṃbhavantievam asya kevalasya mahato duḥkha skandhasya samudayo bhavati (Phạn)

जाति     प्रत्यया    जरा    मरण    शोक   परिदेव   दुःख   दौर्मनस्यो   पायासाः   संभवन्ति एवम्अस्य   अस्य   केवलस्य   महतो   दुःख   स्कन्धस्य समुदयो   भवति

Jāti paccayā jarā maraṇaṃ soka parideva dukkha domanassu pāyāsā sambhavanti evam etassa kevalassa dukkha kkhandhassa samudayo hoti (Pāli)

जाति     पच्चया     जरा     मरणं     सोक     परिदेव    दुक्ख     दोमनस्सु     पायासा   सम्भवन्ति एवम्    एतस्स    केवलस्स   दुक्ख   क्खन्धस्स   समुदयो   होति

Từ Sinh sanh ra Lão,Tử, Ưu sầu, Hoạn nạn, Bất hạnh, Tuyệt vọng và việc cấu tạo của nguyên khối khổ này là như thế.

Nếu Avidyā (अविद्या) là sự khởi đầu cho việc cấu tạo của nguyên khối khổ ở đoạn kinh trên, thì nó cũng là sự khởi đầu cho việc chấm dứt của nguyên khối khổ ở đoạn kinh dưới, qua cấu trúc của các câu sau đây:

Avidyā nirodhāt saṃskāra nirodhaḥ(Phạn)

अविद्या     निरोधात्     संस्कार    निरोधः

Avijjāya tveva asesavirāga nirodhā saṅkhāra nirodho (Pāli)

अविज्जाय  त्वेव    असेसविराग    निरोधा   सङ्खार निरोधो 

Qua sự dừng lại của Vô minh mà Hành chấm dứt.

Saṃskāra nirodhād vijñānā nirodhaḥ(Phạn)

संस्कार     निरोधाद्     विज्ञाना    निरोधः

Saṅkhāra nirodhā viññāṇa nirodho (Pāli)

सङ्खार   निरोधा    विञ्ञाण  निरोधो

Qua sự dừng lại của Hành mà Thức chấm dứt.

Vijñāna nirodhān nāmarūpa nirodhaḥ(Phạn)

विज्ञान     निरोधान्     नामरूप    निरोधः

Viññāṇa nirodhā nāmarūpa nirodho(Pāli)

विञ्ञाण    निरोधा    नामरूप   निरोधो 

Qua sự dừng lại của Thức mà Danh sắc chấm dứt.

Nāmarūpa nirodhāt ṣaḍāyatana nirodhaḥ (Phạn) 

नामरूप     निरोधात्     षडायतन    निरोधः

Nāmarūpa nirodhā saḷāyatana nirodho(Pāli)

नामरूप      निरोधा      सऌआयतन      निरोधो 

Qua sự dừng lại của Danh sắc mà sáu giác quan (cùng với sáu đối tượng của chúng) chấm dứt.

Ṣaḍāyatana nirodhāt sparśa nirodhaḥ (Phạn)

षडायतन    निरोधात्    स्पर्श    निरोधः

Saḷāyatana nirodhā phassa nirodho (Pāli)

सऌआयतन       निरोधा     फस्स    निरोधो

Qua sự dừng lại của sáu giác quan (cùng với sáu đối tượng của chúng) mà  Xúc chấm dứt.

Sparśa nirodhād vedanā nirodhaḥ (Phạn)

स्पर्श     निरोधाद्     वेदना    निरोधः

Phassa nirodhā vedanā nirodho (Pāli)

फस्स     निरोधा     वेदना    निरोधो 

Qua sự dừng lại của Xúc mà Thụ chấm dứt.

Vedanā nirodhāt tṛṣṇā nirodhaḥ (Phạn) 

वेदना     निरोधात्    तृष्णा    निरोधः

Vedanā nirodhā taṇhā nirodho (Pāli)

वेदना     निरोधा     तण्हा    निरोधो

Qua sự dừng lại của Thụ mà Tham ái chấm dứt.

Tṛṣṇā nirodhād upādāna nirodhaḥ(Phạn)

तृष्णा     निरोधाद्     उपादान    निरोधः

Taṇhā nirodhā upādāna nirodho (Pāli)

तण्हा     निरोधा     उपादान    निरोधो

Qua sự dừng lại của Tham ái mà Thủ chấm dứt.

Upādāna nirodhād bhava nirodhaḥ (Phạn) 

उपादान     निरोधाद्     भव   निरोधः

Upādāna nirodhā bhava nirodho (Pāli)

उपादान    निरोधा     भव    निरोधो 

Qua sự dừng lại của Thủ mà Hữu chấm dứt.

Bhava nirodhāj jāti nirodhaḥ (Phạn) 

 भव     निरोधाज्     जाति     निरोधः

Bhava nirodhā jāti nirodho (Pāli)

भव     निरोधा     जाति     निरोधो 

Qua sự dừng lại của Hữu mà  Sinh chấm dứt.

Jāti  nirodhāj   jarā maraṇa śoka parideva duḥkha daurmanasyo pāyāsāḥ (Phạn) nirudhyante evam asya kevalasya mahato duḥkha skandhasya nirodho bhavati 

जाति      निरोधाज्     जरा    मरण     शोक    परिदेव    दुःख   दौर्मनस्यो    पायासाः निरुध्यन्ते   एवम्    अस्य    केवलस्य   महतो    दुःख    स्कन्धस्य   निरोधो   भवति

Jāti nirodhā jarā maraṇaṃ soka parideva dukkha domanassu pāyāsā nirujjhanti
evam etassa kevalassa dukkha kkhandhassa nirodho hotī(Pāli)

जाति     निरोधा       जरा      मरणं    सोक    परिदेव    दुक्ख    दोमनस्सु   पायासा निरुज्झन्ति   एवम्      एतस्स       केवलस्स   दुक्ख    क्खन्धस्स   होती


Qua sự dừng lại của Sinh mà Lão,Tử, Ưu sầu, Hoạn nạn, Bất hạnh, Tuyệt vọng chấm dứt và sự chấm dứt của việc cấu tạo thành nguyên khối khổ này là như vậy.

Hai đoạn kinh trình bày ở trên cho thấy việc kiến tạo trong đời sống luôn có những mối liên hệ với nhau, qua các chuỗi điều kiện biểu trưng như:

 

Yad uta asmin sati idaṃ bhavati (Phạn)

यद्     उत    अस्मिन्    सति    इदं    भवति

Cái này tồn tại thì cái kia hình thành.

Asyotpādād idam utpadyate(Phạn)

अस्योत्पादाद्    इदम्     उत्पद्यते

Cái này phát sinh thì cái kia sinh ra.

Yad uta asmin asati idaṃ na bhavati (Phạn)

यद्    उत    अस्मिन्     असति     इदं       भवति

Cái này không tồn tại thì cái kia không hình thành.

Asya nirodhād idaṃ niruddhyate (Phạn)

अस्य     निरोधाद्    इदं    निरुद्ध्यते

Cái này dừng lại thì cái kia chấm dứt.

Iti imasmiṃ sati idaṃ hoti (Pāli)

इति    इमस्मिं    सति    इदं    होति

Cái này tồn tại thì cái kia hình thành.

Imassuppādā idaṃ uppajjati (Pāli)

इमस्सुप्पादा     इदं    उप्पज्जति

Cái này phát sinh thì cái kia sinh ra.

Imasmiṃ asati idaṃ na hoti (Pāli)

इमस्मिं    असति     इदं        होति

Cái này không tồn tại thì cái kia không hình thành.

Imassa nirodhā idaṃ nirujjhati (Pāli)

इमस्स     निरोधा     इदं     निरुज्झति

Cái này dừng lại thì cái kia chấm dứt.

Khi biết và hiểu được lý này thì trong đời sống còn nhiều điều thú vị để tìm hiểu và học hỏi.

Kính bút

TS Huệ Dân

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin