Chi tiết tin tức

Phật giáo với đồng bào dân tộc vùng sâu, vùng xa

09:26:00 - 15/04/2015
(PGNĐ) -  Đồng bào dân tộc vùng cao, vùng sâu họ cũng có cha mẹ, ông bà, tổ tiên nên chúng ta những người hoằng pháp nên chú ý đến việc truyền bá đạo hiếu theo tinh thần Phật giáo vào những ngày lễ Vu Lan, Phật đản…

DẪN NHẬP:

Phật giáo là một tôn giáo rất gần gũi dễ hoà nhập với tín ngưỡng dân gian người Việt. Đặc biệt ở miền Bắc nước ta việc hòa nhập với tín ngưỡng bản địa thể hiện khá rõ nét như biến Man Nương thành Phật Mẫu, Ỷ Lan thành Quan Âm mà không cần phải tạo ra xung quanh nhân vật ấy những gì huyền bí thần kỳ.

NỘI DUNG:   

Văn hóa Phật giáo gắng kết với làng xã bằng nhiều hoạt động cụ thể có tổ chức, kết hợp với tín ngưỡng bản địa, hội hè dung nạp dễ dàng các tín ngưỡng đa thần đôi khi sinh ra mê tín, dị đoan. Do vậy chúng ta có nên gạt bỏ loại hình tín ngưỡng này không? Đây là một vấn đề rất tế nhị, tuy nhiên, chúng ta phải thừa nhận rằng tinh thần dung hòa và khai phóng của văn hóa Phật giáo Việt Nam là một trong những nét đặc trưng rất đáng quan tâm. Văn hóa Phật giáo đã ăn sâu vào tâm tư tình cảm của người dân từng vùng miền nên có sức sống lâu bền và tương đối ổn định, vì lấy Chân, Thiện, Mỹ để làm cứu kính. Chúng ta cần quan tâm xây dựng phát triển những ngôi chùa, những trung tâm Phật giáo tại vùng cao, vùng sâu vì Chùa làng đã từng một thời đóng vai trò trung tâm văn hóa tinh thần của cộng đồng làng xã Việt Nam.

Văn hóa Phật giáo đã có mặt ảnh hưởng khắp mọi giai tầng trong xã hội, không những trong giới bình dân mà còn ở giới trí thức. Sự ảnh hưởng của ngôi chùa có thể nói trong tâm hồn của mỗi con người đều chứa đựng ít nhiều triết lý nhà Phật những hình ảnh về ngôi chùa, về Đức Phật, chư vị Bồ tát đã trải qua hàng ngàn năm gắn bó mật thiết với làng xã Việt Nam:

“Đất vua, chùa làng, phong cảnh Phật”.   

Ở đâu có chùa, có Phật, ở đó là thắng cảnh, là niềm tự hào của quê hương, đất nước. Cũng như nhiều dân tộc khác, người Việt có nhiều lễ hội, mà lễ hội Chùa là chiếm tỷ lệ cao hơn hết:

“Nhớ ngày mùng bảy tháng ba
Trở về hội Láng, trở ra hội Thầy
Sáng ngày mùng sáu tháng ba
Ăn cơm với cà đi hội của Chùa Tây (Chùa Tây phương)”.
   
Hay “Dù ai đi đâu về đâu
Hể trông thấy tháp chùa Dâu thì về
Dù ai buôn bán trăm nghề
Nhớ ngày mồng tám thì về hội Dâu”.
   
Hoặc “Dù cho cha mẹ đánh treo
Em không bỏ hội chùa Keo hôm rằm.”   

Đồng bào dân tộc vùng cao, vùng sâu họ cũng có cha mẹ, ông bà, tổ tiên nên chúng ta những người hoằng pháp nên chú ý đến việc truyền bá đạo hiếu theo tinh thần Phật giáo vào những ngày lễ Vu Lan, Phật đản… để giúp họ cảm nhận tâm hiếu là tâm Phật, hạnh hiếu là hạnh Phật. Vì niềm tri ân và báo ân ấy đã trở thành bản tính tự nhiên, ăn sâu vào tâm khảm của người dân Việt Nam từ rất lâu.

Ngoài ra chúng ta cần quan tâm hơn nữa về các loại hình nghệ thuật ở vùng cao, vùng sâu, như: Kết hợp văn hóa nghệ thuật về kiến trúc, điêu khắc, hội họa mang tư tưởng Phật giáo làm ảnh hưởng tốt đến cho họ.

KHUYẾN NGHỊ:

Với tâm nguyện hoằng pháp lợi sinh, chúng con xin mạo muội trình bày một vài kiến nghị sau đây:

Ban Văn hóa GHPGVN cũng như Văn hóa ở các tỉnh, thành phố, kết hợp cùng với các ban Từ thiện Xã hội, Tăng sự, Hướng dẫn Phật tử, Kinh tế Tài chính.. chuyên sâu về các hoạt động này.

1. Tuyển chọn Tăng Ni, Phật tử, tình nguyện viên có tinh thần hoằng pháp độ sinh, hiểu về văn hóa Phật giáo vào thành viên của Ban Văn hóa.

2. Tìm và mời người biết các ngôn ngữ dân tộc thiểu số, cách sống, phong tục tập quán, theo từng miền, ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa để dạy cho Tăng Ni, Phật tử.

3. Bổ nhiệm hoặc thuyên chuyển Tăng, Ni các tỉnh có đông đến những tỉnh có cơ sở nhưng chưa có Tăng ni, nhất là vùng khó khăn, vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên cương, hải đảo.

4. Giáo hội PGVN nên rà soát lại một số vùng có tín đồ Phật tử là người kinh ít, dân tộc thiểu số nhiều, nhưng chưa có cở sở hoạt động thì xin phép nhà nước để xây dựng cơ sở, dù nơi đó không nhiều lắm nhưng được xem là trường hợp đặc biệt.

5. Kinh phí hoạt động để làm từ thiện xã hội chú ý quan tâm nhiều hơn nữa về vùng cao, vùng sâu, vùng xa. Các ban ngành của Giáo hội, Ban trị sự cũng như chính quyền địa phương ở các tỉnh vùng cao nên kết hợp với Ban Văn hóa GHPGVN tập trung đầu tư vào công tác truyền bá văn hóa Phật giáo như: Xây dựng cơ sở Tự viện, Trung tâm văn hóa Phật giáo, mở các lớp tập huấn, tổ chức lễ hội tuần văn hóa Phật giáo cho các tỉnh vùng cao, ưu tiên miễn phí cho đồng bào nghèo, dân tộc thiểu số.

6. Ban Văn hóa GHPGVN thực hiện chức năng hướng dẫn Tăng ni, Phật tử phát huy tư tưởng trong sáng của văn hóa Phật giáo như các tục xin xăm, đốt vàng mã, xem bói…mê tín dị đoan không còn nữa hoặc giảm thiểu làm cho ý nghĩa đích thực của đạo Phật được thể hiện trong công cuộc xây dựng đất nước, mang lại hạnh phúc an vui cho mọi người. Tổ chức biên soạn những bài giảng về văn hóa Phật giáo cho các ngày lễ lớn, lễ hội…biên soạn chương trình học giáo lý của Phật tử, đào tạo các giảng sư của Ban Văn hóa Phật giáo, mở khóa tập huấn cho giảng sư, điều phối, phân bổ giảng sư thuyết giảng Văn hóa Phật giáo trong phạm vi cả nước và có thể ở các nước trên thế giới, đặc biệt nhất là vùng cao,vùng sâu, vùng xa, vùng biên cương, hải đảo.

7. GHPGVN cùng với các ban ngành nên quan tâm nhiều hơn nữa đối với tầng lớp thanh thiếu niên ở vùng cao, vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, phát động các phong trào nhân đạo, góp phần tạo nên những giá trị tốt đẹp làm giảm đi những hiện tượng tiêu cực như: Ăn chơi, đua đòi, làm hao tốn tiền của cha mẹ và đất nước.

8. GHPGVN cần tranh thủ sự hỗ trợ đặc biệt của Nhà nước, Ban Tôn giáo Chính phủ, UBMTTQVN đối với công tác này.

KẾT LUẬN

Việc truyền bá văn hóa Phật giáo ngày nay không những thực hiện đúng theo tông chỉ và mục đích của chính pháp, mà còn được vận dụng một cách "khế lí, khế cơ, khế thời và khế xứ" vào hiện thực cuộc sống trên hai phương diện lý thuyết và thực hành. Cần kết hợp với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ trên mọi lĩnh vực trong đời sống con người đều có bước nhảy vọt. Xu thế toàn cầu hoá thể hiện ngày càng rõ nét. Điều kiện đó đòi hỏi con người phải hết sức năng động, nhanh nhẹn nắm bắt vấn đề trong cuộc sống hiện tại. Kết quả đạt được chứng tỏ rằng, chính yếu tố đoàn kết thống nhất của các tổ chức hệ phái Phật giáo trên quy mô cả nước đã đưa đến sự thống nhất về quan điểm, tư tưởng, hành động và giáo lý trong chương trình thuyết giảng truyền bá văn hóa Phật giáo mà Ban Văn hóa GHPGVN đã đưa ra bốn đề án lớn để lần lượt triển khai đó là: Kiến trúc, Sắc phục, Ngôn ngữ và Di tích, Bảo tồn, Bảo tàng Phật giáo tại các Tự viện, đạo tràng và trong Tăng ni, Phật tử cả nước.

Tóm lại vì báo ân chư Phật, thể hiện tinh thần từ bi và trí tuệ, vì sự phát triển của cộng đồng dân tộc Việt Nam, vì sự bền vững của đạo pháp, của GHPGVN chúng ta phải cấp thiết xây dựng một chương trình kế hoạch hóa cụ thể, phối hợp chặt chẽ với Đảng, nhà nước để đẩy mạnh truyền bá văn hóa Phật giáo đến với vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, kết hợp tự giác, tích cực cả truyền thống và hiện đại góp phần bảo vệ, xây dựng xã hội ngày càng ổn định và phát triển bền vững./.

 

Thích Đồng Hòa - UVTT Ban Văn hóa, Ban Hoằng pháp TW GHPGVN

Nguồn: PTVN

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin