Chi tiết tin tức Chiếc “cạc vi dít” bắt mắt và Thích Tâm Phúc là ai? 16:51:00 - 06/11/2014
(PGNĐ) - Có chị bạn là đồng nghiệp có hỏi tôi có biết Đại đức Thích Tâm Phúc là ai không?, chị còn giới thiệu danh thiếp của vị này.
Thấy chiếc “cạc vi dít” có vẻ đặc biệt, tôi tìm hiểu trên trang mạng internet thì được biết chùa Hoẳng Pháp (huyện Hóc Môn, Tp.HCM)(chuahoangphap.com.vn) có thông báo về việc giả danh chư tăng của chùa, đúng như tên và hình ảnh in trên chiếc “cạc vi dít” kia.
Trên chiếc “cạc vi dít” này có ghi trụ trì Đại đức Thích Tâm Phúc Bhikkhu và chức danh “Ngoại giao Phật giáo trong và ngoài nước”. Phía trên có đề Giáo hội Phật giáo Việt Nam, ngay phía dưới có ghi Giáo hội Phật giáo Mahayean Cambodia. Theo thông tin trên "cạc vi dít" thì vị Đại đức này "trụ trì và ở các chùa", như: Chùa Ngộ Chân Tử (huyện Củ Chi, Tp.HCM, Việt Nam), chùa Phổ Độ, chùa Phước Khánh (Cambodia), chùa Phổ Phước (Thái Lan)...???!
Mặt sau chiếc “cạc vi dít” ghi toàn bằng tiếng Anh, có đề tên của rất nhiều nước trên thế giới.
Theo thông báo của chùa Hoằng Pháp thì đây là trường hợp mạo danh và lừa đảo rõ ràng: Nội dung thông báo về người có tên Nguyễn Minh Phúc, tự đặt pháp danh là Thích Tâm Phúc lợi dụng danh tín của chùa Hoằng Pháp để tổ chức các sự kiện, kêu gọi, quyên góp tịnh tài, tịnh vật nhằm trục lợi cá nhân bất hợp pháp.
Chùa Hoằng Pháp khẳng định Nguyễn Minh Phúc không xuất gia ở chùa Hoằng Pháp, cũng như không phải chư tăng của chùa và chùa Hoằng Pháp cũng không cử chư tăng hay phật tử đi quyên góp tịnh tài, tịnh vật dưới mọi hình thức.
Được biết, đây không phải là trường hợp cá biệt mà đã nảy sinh hiện tượng các đối tượng xấu lợi dụng tấm lòng chân thành của phật tử để trục lợi, lừa đảo.
Hiện nay trên mạng xã hội facebook, trang phật giáo có đăng tâm thư kêu gọi công đức xây dựng chừa chiền. Đó là việc làm tốt để kêu gọi cộng đồng Phật giáo, quý chư tôn đức tăng, ni, những người yêu mến đạo Phật ở trong và ngoài nước đóng góp xây dựng chùa, công đức từ thiện xã hội. Song các trang Phật giáo khi đăng tải cần có sự thẩm định thông tin thật tường minh mới đăng tải. Một số hiện tượng lừa đảo trên mạng: Một số đối tượng lừa đảo, soạn thư kêu gọi công đức xây chùa, làm từ thiện, trong đó có nêu tên chùa, địa chỉ không đúng sự thật để lừa đảo tín đồ Phật giáo và tấm lòng công đức của đàn na tín thí thập phương. Hoặc tên chùa, sự kiện công đức, từ thiện có thật nhưng tên tài khoản thì là do cá nhân sở hữu để lừa đảo, trục lợi;... Để tránh những "ma cô" lừa đảo giả danh tu sĩ Phật giáo, tổ chức Phật giáo, mạo danh nhà chùa, các trang thông tin Phật giáo trước khi đăng tải cần tìm hiểu cẩn thận, người phát tâm công đức cũng cần tìm hiểu thật tường minh thông tin mới gửi tiền công đức. Tránh bị kẻ xấu lừa đảo, trục lợi, và vô tình tiếp tay cho kẻ xấu làm ảnh hưởng đến uy tín của đạo Phật. Qua những sự việc như trên, kiến nghị Giáo hội Phật giáo Việt Nam nên có công văn hướng dẫn những mẫu đăng ký ủng hộ, từ thiện thống nhất; để thông tin cho phật tử biết, tránh bị kẻ xấu lừa đảo. Trần Tâm
Bình luận
Gửi bình luận của bạn
|
Tin nhiều người đọc Danh bạ website Phật giáo Sự kiện - Hội thảo
Đăng ký bản tin |