Chi tiết tin tức HT. Thiện Tánh: Cư sĩ không được mặc đồ của người tu 18:41:00 - 30/10/2014
(PGNĐ) - Thời gian qua, có rất nhiều cá nhân xuất hiện trước công chúng, trong các cuộc thi hát với hình ảnh của một người xuất gia… hay ngay như các cư sĩ tại gia, những người không phải là đệ tử nhà Phật cũng cạo đầu, mặc áo tràng nâu… khiến cộng đồng xã hội nhầm tưởng đây là người đang sống trong chốn thiền môn.
Trao đổi về vấn đề này với Hòa thượng Thích Thiện Tánh, Trưởng ban Kiểm soát T.Ư Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN), Phó Trưởng ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN Tp.HCM, khẳng định người cư sĩ không nên mặc áo người xuất gia. Nhà chùa có giới cấm và quy định cụ thể, không phải muốn làm gì thì làm, Hòa thượng Thích Thiện Tánh chia sẻ Người cư sĩ không được mặc đồ người tu Thưa hòa thượng, Giáo hội hiện nay có quy định gì về việc ăn mặc đối với người xuất gia? Trong nội quy Ban Tăng sự trung ương của Giáo hội trong điều 48,49 chương X, vấn đề sắc phục tăng ni đã có quy định thống nhất sắc phục Tăng, Ni Phật giáo Bắc tông Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong cả nước gồm 3 hình thức: Lễ phục, Giáo phục, Thường phục. Trong đó Lễ phục là sắc phục của Tăng, Ni khi dự các buổi lễ của Đạo Phật. Giáo phục là sắc phục của Tăng, Ni không dùng trong các buổi lễ của Đạo Phật. Thường phục là lối ăn mặc gọn gàng, giản dị, tuy không theo hình thức giáo phục, nhưng vẫn giữ được sắc thái cá biệt của người xuất gia và đặc thù của Phật giáo Việt Nam (không đồng hóa cách ăn mặc thông thường của xã hội). Về Lễ phục: Tăng, Ni từ hàng Giáo phẩm (PV - những vị có chức danh) đến thành phần Đại chúng (PV - các vị tăng ni trẻ nói chung) hình thức lễ phục gồm có: Tỳ Kheo (PV – Tăng (nam)) mặc hậu màu vàng tay rộng (không quá 80 phân), y màu vàng. Tỳ Kheo Ni(PV – Ni (nữ)) mặc hậu lam tay rộng (không quá 80 phân), y màu vàng. Sa di (PV- Tăng) mặc hậu màu lam tay rộng (không quá 30 phân), mạn y màu vàng. Sa di Ni, Thức xoa ma na (PV – Ni): Áo tràng màu lam rộng tay (không quá 30 phân), mạn y màu vàng. Thành phần Tịnh nhơn (PV-người mới vào tu cả nam và nữ chưa thọ giới) hình thức lễ phục chỉ dùng áo tràng màu lam hoặc màu nâu tay hẹp. Về Giáo phục: Tăng, Ni hàng Giáo phẩm, giáo phục gồm có: Tăng mặc áo tràng màu nâu, hoặc màu vàng sậm, tay rộng không quá 30 phân. Ni mặc áo tràng màu lam, tay rộng không quá 30 phân. Tăng, Ni thuộc thành phần Đại chúng, giáo phục gồm có: Tỳ Kheo mặc áo tràng màu nâu tay rộng không quá 30 phân, Tỳ Kheo Ni mặc áo tràng màu lam, tay rộng không quá 30 phân. Sa di mặc áo nhựt bình màu nâu, tay rộng không quá 20 phân. Sa di Ni, Thức xoa ma na Ni mặc áo nhựt bình màu lam, tay rộng không quá 20 phân. Ni giới có chít khăn theo màu áo. Người tu sĩ hay cư sĩ tại gia của Phật giáo đều có sắc phục riêng của mình (ảnh minh họa) Về thường phục: Tăng, Ni thuộc thành phần Đại chúng có thể ăn mặc theo hình thức thường phục khi làm lao động tại hiện trường. Thành phần Tịnh nhơn chỉ được ăn mặc theo hình thức thường phục. Hình thức thường phục theo kiểu áo vạc hò: Màu sắc tùy nghi. Hình thức thường phục được áp dụng chung cho Tăng, Ni các Hệ phái, nhưng tránh tình trạng xen lẫn giữa các Hệ phái với nhau. Các kiểu lễ phục, giáo phục trên chỉ dành cho Tăng Ni Bắc Tông, riêng Nam Tông và Khất sĩ có cách ăn mặc theo lối nhà sư không phải như trên. Sa Di của Khất sĩ vẫn được mặc y áo màu vàng, nhưng y thượng chỉ có hai miếng vải lớn ghép lại. Vậy người Phật tử tại gia có được mặc đồ của người xuất gia không bạch Hòa thượng? Hiện nay chưa có quy định cụ thể về sắc phục dành cho Phật tử tại gia đang tu học theo Phật giáo. Chỉ thực hiện ăn mặc theo nguyên tắc từ xưa đến nay. Theo đó áo lễ dành cho Phật tử tại gia mặc là áo tràng lam, còn thường phục thì bồ đồ áo nâu hay lam ngắn. Riêng Phật tử tại gia của hệ phái Khất sĩ thì áo lễ là áo giới trắng. Người cư sĩ nếu mặc đồ như người tu sẽ dễ khiến người khác tưởng lầm là người xuất gia, điều này sẽ ảnh hưởng đến Phật giáo Vì đây là quy định truyền thống lâu nay nên người cư sĩ không nên mặc đồ của tu sĩ xuất gia. Nếu làm vậy dễ khiến người không biết đạo hay cộng đồng xã hội lầm tưởng thì sẽ có nhiều điều không tốt. Kỳ tới: Vì sao tu sĩ không được ca hát?
Bình luận
Gửi bình luận của bạn
|
Tin nhiều người đọc Danh bạ website Phật giáo Sự kiện - Hội thảo
Đăng ký bản tin |