Chi tiết tin tức

Vai trò pháp lý của cơ sở từ thiện xã hội Phật giáo

19:28:00 - 24/08/2014
(PGNĐ) -  Trước đây, theo thói quen, một bộ phận chùa chiền thuộc GHPGVN có hình thức tổ chức các trung tâm giáo dưỡng trẻ em mồ côi, các viện dưỡng lão, nhà nuôi người già tàn tật... xuất phát từ thực tế đời sống xã hội còn khó khăn, và công việc này cũng phù hợp với hạnh từ bi của người con Phật.

Năm tháng trôi qua, có những cơ sở từ thiện dần ổn định và sinh hoạt nề nếp, được dư luận xã hội tán thán và thêm điểm son cho những ngôi chùa đã tạo lập ra những trung tâm từ thiện xã hội đúng nghĩa, mang lại niềm vui và sự sẻ chia đối với những đối tượng bất hạnh.

 
chua bode.jpg
Chiều 5-8, đại diện Công an Hà Nội đã thông báo một số nội dung
liên quan đến các vụ án nóng - trong đó có vụ chùa Bồ Đề - Ảnh: Việt Dũng

Trong xã hội ngày nay, bất cứ hoạt động nào liên quan đến con người, dù đó là người nghèo khổ, trẻ mồ côi... đều phải có tư cách pháp nhân và vị trí pháp lý của nó. Điều đó có nghĩa là phải được sự đồng thuận và cho phép từ các ngành chức năng hoặc chính quyền địa phương. Nói đến điều này, chúng ta thấy rõ hơn vụ việc chùa Bồ Đề (Hà Nội), đó là không loại trừ liên đới trách nhiệm của chính quyền địa phương khi một nhà nuôi trẻ mẫu giáo tại một ngôi chùa hoàn toàn không có một tờ giấy cho phép hoạt động của cấp có thẩm quyền, mà tồn tại từ năm này qua năm khác, để rồi xảy ra sự việc đáng tiếc như báo chí đã nêu trong thời gian qua. Đây là bài học kinh nghiệm xương máu không chỉ riêng vị trụ trì chùa Bồ Đề, mà còn của Giáo hội, các ngành quản lý cũng như chính quyền sở tại.

Giới Phật giáo chúng ta còn thể hiện hạnh từ bi ở những lĩnh vực khác như: Phòng phát thuốc từ thiện, Tuệ Tĩnh đường. Trong lĩnh vực này như Tuệ Tĩnh đường, cũng cần được cấp phép hoạt động vì liên quan đến việc điều trị bệnh cho những người nghèo. Ngoại trừ chương trình đem lại ánh sáng cho bệnh nhân đục thủy tinh thể, còn lại các hình thức tổ chức giáo dục như trường dân lập, trung tâm dạy nghề... cũng nên phối hợp với ngành chức năng để xem xét về nhân sự, điều kiện làm việc, cơ sở vật chất và tay nghề để làm các bước thủ tục hành chánh cấp phép thì mới hoạt động hợp pháp, mang lại sự tin cậy cho bệnh nhân.

Việc cấp phép hoạt động trong một số ngành, nghề của giới Phật giáo, đứng góc độ nào đó cho thấy hoàn toàn chấp nhận được. Là bởi vì hoạt động này của Phật giáo là một phần vận hành của xã hội đang phát triển. Khi cộng đồng người nghèo khổ cần có nơi nương tựa, người ta thực sự an tâm khi quay về nơi cơ sở xã hội chùa chiền và nhất là nơi đó có được sự bảo hộ của Nhà nước, đoàn thể.

Thiết nghĩ, GHPGVN nên rà soát lại các cơ sở từ thiện ở các chùa như nhà nuôi trẻ mồ côi, viện dưỡng lão, các trường dân lập, Tuệ Tĩnh đường, phòng phát thuốc Đông Tây y... để có hướng dẫn làm thủ tục cấp phép hoạt động và cũng nên kiên quyết yêu cầu ngưng hoạt động nếu các cơ sở từ thiện chưa hội đủ những điều kiện quy định hiện hành của GHPGVN và các ngành chức năng.
 

Trần Đức
Nguồn: GNO

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin