Chi tiết tin tức

Hạnh phúc không phải là tất cả mọi thứ

11:31:00 - 18/12/2013
(PGNĐ) -  Ý niệm về hạnh phúc là một loại vô minh. Nếu bạn có sự hiểu biết lành mạnh, thì bạn sẽ không quá chú trọng đến hạnh phúc; Chúng ta sỡ dĩ chú trọng quá nhiều đến hạnh phúc là do bởi vô minh. Hạnh phúc không phải là một quan niệm, ý định hay mục tiêu của cuộc sống; mà hạnh phúc là một kết quả, thành quả.
Hạnh phúc là đối tượng của các giác quan; được cảm nhận bằng các giác quan, đó là một ý niệm của các giác quan; là kiến văn có được từ các giác quan. Phạm vi của các giác quan có giới hạn và hoàn toàn không biết được tính quan trọng của cuộc sống. Cho nên, nếu bạn vì hạnh phúc mà suy nghĩ hay vì hạnh phúc mà làm việc, thì chỉ là đang theo đuổi các giác quan của bạn mà thôi, và bạn đang say đắm chúng. Như thế, bạn đúng là đang sống với các giác quan của bạn.
 
Hiểu được ý đồ của các giác quan, và rời bỏ chúng. Lúc ấy, mới chợt nhận ra rằng một mảng đời, hay một phần trong cuộc sống đều có thể cho chúng ta một điều gì đó vĩnh hằng, hay tri thức lỗi lạc và sự tỉnh giác cao nhất trong cuộc sống.
 
pb
Không một ai hoàn toàn trong sạch khi bước vào đường đời, vì vậy dù cho bạn không hiểu biết (vô minh)hay không có hoài bão, thì dù thế nào chăng nữa bạn vẫn có sự liên thông. Ví dụ, bạn có một sự am hiểu nào đó về cuộc sống và những thứ mà bạn muốn. Trên cơ sở những gì bạn đã biết, mục đích cao nhất của bạn là kiếm tìm hạnh phúc. Khi bạn có nhiều trãi nghiệm trong tiến trình sống, sự hiểu biết của bạn càng trở nên uyên bác và sâu sắc hơn.
 
Khi sự nhận thức của bạn được mở rộng bạn bắt đầu hiểu rõ rằng hạnh phúc không phải là tất cả mọi thứ, rằng có một cái gì đó vượt ngoài giới hạn, rằng hạnh phúc có đó rồi lại không. Bạn bắt đầu nghĩ rằng có lẽ trạng thái mãn nguyện, bằng lòng là quan trọng hơn cả, bất chấp bạn đang đứng trước hoàn cảnh nào. Bạn có thể hài lòng nếu bạn muốn như vậy.
 
Trình độ hiểu biết của bạn trước đây đã thúc giục bạn nói: “Làm sao tôi có thể bằng lòng khi tôi không có cái này, hoặc không có cái kia?” Bây giờ trình độ hiểu biết của bạn đã đổi khác, và với trí tuệ đó bạn không để mất bất cứ cái gì, bạn hoàn toàn hài lòng. Như vậy đúng là theo mức độ hiểu biết của chúng ta mà điều gì đó sẽ xảy đến. Nếu trí tuệ cao bạn sẽ không chú trọng quá nhiều đến hạnh phúc hay khổ đau. Khi bạn khao khát một cái gì đó cao hơn bạn sẽ chú trọng nhiều đến sự tỉnh giác và trí tuệ sâu rộng của bạn, bạn sẽ sống vì điều đó; bạn sẽ không chú trọng đến việc liệu con đường dài hay ngắn, bạn không có một chút nào chú trọng đến nó, mà bạn chú trọng nhiều đến mục tiêu, mục tiêu và hoài bão đối với bạn là cao hơn cả.
 
Khi bạn leo núi với mục đích là lên được đỉnh núi bạn có sự sáng suốt. Bạn biết rằng bạn phải vươn tới đỉnh núi. Sự sáng suốt đó giúp bạn. Con đường sẽ rất gian nan, và dọc đường có thể bạn sẽ không an lạc, nhưng khi bạn lên đến được đỉnh núi rồi, điều đó sẽ làm cho bạn nhiều hạnh phúc hơn, bạn cảm thấy mãn nguyện. Nếu chúng ta chỉ kiếm tìm hạnh phúc thì chúng ta sẽ không bao giờ có thể leo cao, hay mong mỏi cái gì cao hơn, khao khát bất cứ điều gì đó có thể giúp bạn tiến triển xa hơn.
 
Những gì chúng ta hiểu qua hạnh phúc chỉ là ngoài mặt. Nhưng khi bạn sống ở một mức độ sâu hơn, bạn sẽ chú trọng đến tính trong sáng của tâm thức cái mà cho bạn những kiến văn về mục đích tồn tại của bạn, cho bạn tính quả quyết. Một khi điều này được rõ ràng, mọi thứ sẽ đến với bạn bao gồm cả sự mãn nguyện và trạng thái quân bình, ổn định.
 
Tịnh Như dịch theo “The Times of Inida”

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin