Chi tiết tin tức

Người thân thường khiến ta đau khổ nhất?

07:55:00 - 28/03/2015
(PGNĐ) -   Hầu hết mọi đau khổ xuất phát từ các mối quan hệ giữa người với người, đặc biệt trong các mối quan hệ với người thân lại khiến ta đau khổ nhất. Để tránh nỗi đau khổ này, theo Thiền sư Saydaw U Jotika, chúng ta nên tránh lối suy nghĩ mình đúng để lắng nghe được người khác, để thấy rằng trong sâu thẳm tình thương họ dành cho mình…  
 

 

 

Thiền sư Saydaw U Jotika người Miến Điện, nổi tiếng với những cuốn sách như Tuyết giữa mùa hè, Bản đồ hành trình tâm linh… Ngày 13/4, Ngài đã có chuyến thăm Việt Nam và có buổi gặp gỡ với các Phật tử. Tại buổi gặp gỡ này, một phật tử Việt Nam hỏi Thiền sư: “Trong một cuốn sách của Ngài có đề cập đến một vấn đề là: hầu hết sự đau khổ xuất phát từ các mối quan hệ, nhất là với các mối quan hệ đối với người thân. Làm thế nào để tu tập tâm linh để tránh được nỗi đau khổ từ các mối quan hệ này?”.

Theo thiền sư Saydaw U Jotika, đau khổ trong các mối quan hệ đưa lại, sâu xa nhất là do mình nghĩ mình đúng, mình nghĩ họ sai và mình muốn thay đổi họ. Ngài nói:

Mở rộng lòng ra, lắng nghe nhau là điều quan trọng để tìm thấy hạnh phúc trong các mối quan hệ giữa người với người. Tất cả chúng ta ai cũng muốn mình đúng. Vậy bạn muốn mình hạnh phúc hay mình là người lúc nào cũng đúng?

“Chúng ta nên xác định là con người không bao giờ hoàn hảo, bản thân mình cũng vậy. Ngay cả tôi trước đây cũng mắc phải sai lầm này. Nhiều người nghĩ tôi là người có trí tuệ, không bao giờ phạm phải sai lầm. Nhưng sự thực không phải như thế. Ngay cả bây giờ tôi vẫn gặp sai lầm.

Mỗi một người lại có những xu hướng tính cách khác nhau. Người có xu hướng tâm tham thì nhìn cái gì cũng tham. Người sân nhìn cái gì cũng sân, nhìn cái gì cũng không vừa mắt và muốn sửa. Người ngã mạn lại, rất tự hào về bản thân mình. Ngay chính bản thân tôi, tôi có cả hai xu hướng tính cách, vừa tham vừa sân…

Tôi đọc rất nhiều sách nên từ hồi còn trẻ, tôi không muốn nghe lời ai hết. Khi họ nói với tôi thì tôi nói biết rồi. Ngay cả khi bác sĩ nói với tôi, tôi cũng nói với họ là tôi biết cái đó rồi. Xu hướng tính cách này mãi về sau thì tôi mới nhận ra.

Khi nào có người nào đó sân với tôi, tôi sẽ đồng thời nghĩ đến tính cách tốt của họ, thứ hai là cố gắng tìm hiểu tại sao họ sân. Có những người họ sân với tôi, vì họ thương tôi nên mới sân nên tôi cố gắng lắng nghe, cố gắng hiểu quan điểm của họ.

Cách để không còn bị đau khổ trong các mối quan hệ, đặc biệt là trong mối quan hệ tình thân là: nên hiểu đã là con người thì không ai hoàn hảo, mình cũng vậy. Tránh nghĩ mình đúng để lắng nghe họ, để thấy rằng trong sâu thẳm tình thương họ dành cho mình.

Lắng nghe, kiên nhẫn, yêu thương để cho họ nói hết ra những gì trong suy nghĩ của họ. Sau khi họ nói ra hết những gì trong lòng họ ra thì tôi mới bắt đầu nói: “Hãy nghe tôi, tôi không chỉ trích bạn, tôi muốn nói với bạn rằng, mặc dù không phải chúng ta lúc nào cũng đồng ý với nhau về mọi thứ nhưng mà chúng ta cũng nên chấp nhận nhau”.

 

Mở rộng lòng ra, lắng nghe nhau là điều quan trọng để tìm thấy hạnh phúc trong các mối quan hệ giữa người với người. Tất cả chúng ta ai cũng muốn mình đúng. Vậy bạn muốn mình hạnh phúc hay mình là người lúc nào cũng đúng?”

Sưu tầm

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin