Chi tiết tin tức

Người Việt vào chùa chỉ biết cầu danh cầu lợi

22:56:00 - 11/12/2018
(PGNĐ) -  Người Việt vào chùa thì chỉ biết cầu cho bản thân mình, cầu danh cầu lợi. Vừa cầu xong cái, ra ngoài nói tục chửi bậy, đánh nhau ngay được. Cái tâm mang ra ngoài là cái tâm ác.

Tại tập 7 chương trình Quyền lực ghế nóng, với chủ đề Tâm linh – Vô cảm, hoa hậu đền Hùng Giáng My đã được mời đến để nhận xét các người chơi, cùng tiến sĩ Lê Thẩm Dương.Tại đây, Giáng My đã có nhiều chia sẻ khá sâu sắc. Cô được nhiều khán giả đánh giá là người đẹp học thức, sâu sắc và có khả năng ăn nói.

Khi còn nhỏ, tôi có đi coi bói vài lần, nhưng giờ thì không đi nữa. Bây giờ cứ mỗi lần tôi hỏi thầy bói có xem được cho tôi không thì ông ấy nói: "Thôi, chị là thầy rồi".

Tất cả lễ nghĩa trong cuộc sống là do ông bà, tổ tiên truyền lại cho bố mẹ rồi tới con cháu. Các nét văn hóa ấy càng giữ lại càng tuyệt vời, vì tổ tông, dòng giống, nhà phải có nóc. Điều này rất quan trọng. Khi chúng ta giữ được văn hóa, tín ngưỡng theo nét truyền thống đẹp của các dân tộc là điều tuyệt vời nhất.

Tôi trân trọng tất cả những tín ngưỡng. Nhưng tôi cũng đả kích mọi sự mê tín dị đoan. Rất nhiều người Việt Nam hiện nay chẳng hiểu đi cúng là cái gì. Họ mang vào nhà chùa cả gà, thịt, đồ mặn. Đó là điều rất sai lầm. Phật chỉ ăn đồ chay và muốn hương hoa, sự thanh tịnh.

Người Việt vào chùa thì chỉ biết cầu cho bản thân mình, cầu danh cầu lợi. Vừa cầu xong cái, ra ngoài nói tục chửi bậy, đánh nhau ngay được. Cái tâm mang ra ngoài là cái tâm ác. Vì thế, hãy tin vào bản thân và sự hướng thiện của mình.

Tôi luôn luôn học những điều ông cha ta đúc kết lại. Ông cha ta ngày xưa chẳng có máy móc, công nghệ gì, tất cả đều thô sơ, nhưng nói câu nào chuẩn câu đấy. Bây giờ, mỗi lần xảy ra chuyện gì, tôi đều tự thấy ông cha ta nói đúng thật.

Thế hệ trẻ cần phải có nền tảng mà ông cha đã đi qua để học và phát triển tốt hơn, chứ không được chê. Tín ngưỡng, văn hóa truyền thống cần phải được bảo tồn.

Cuộc sống này không phải lúc nào cũng êm xuôi, mỗi người đều là một phong thủy, ngũ hành rồi. Cây cối, vạn vật đều có linh hồn và mối quan hệ với nhau, nên cần hướng thiện, có tâm linh, văn hóa riêng để sống tốt và không bị ảnh hưởng bởi bên ngoài.

Theo quan điểm truyền thống của đạo Phật, đặc biệt là dòng Tu thiền đại thừa ở miền Bắc, đã vào chùa thì chỉ được cúng đồ chay, tuyệt đối không được mang đồ mặn. Đây là điều tối quan trọng, nhưng vẫn có nhiều người không để ý.

Trong suy nghĩ của một số người, càng có mâm cúng thịnh soạn càng chứng tỏ lòng thành dâng lên Đức Phật nên họ dâng cả gà, lợn,… lên ban thờ trong chùa. Thế nhưng, hành động này đã vô tình phạm vào những điều cấm kỵ.

Chùa là nơi thanh tịnh nên khi sắm sửa lễ vật bạn phải chọn những lễ chay như hương, hoa quả tươi, oản, xôi chè. Dâng lễ mặn chỉ được áp dụng trong trường hợp đền chùa đó có các vị Thánh, Mẫu, Thành Hoàng,… Các vị này thường an tọa ở các khu ngoài chính điện. Lễ mặn có thể dâng gồm gà, giò, chả, rượu, trầu cau.

Cầu gì thì người dân cũng cần biết mọi việc đều theo luật nhân quả, có gieo nhân thiện lành mới gặt được quả phúc tốt đẹp. Nếu là tiền không mồ hôi (không phải của mình) có cố tham cầu thì tiền tài đến rồi lại đi nhanh chóng. Còn cái gì thuộc về mình thì dù có vứt đi nó vẫn quay lại.

Thanh Tâm (Tổng hợp)

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin