Chi tiết tin tức

Hướng tới Đại lễ Phật đản PL.2563 - Vesak LHQ 2019 tại VN: Tác giả "Đức Phật và tuổi thơ" kêu gọi bảo vệ môi trường

22:20:00 - 30/04/2019
(PGNĐ) -  Thầy Thích Nhuận Đức, đồng tác giả của bộ “Đức Phật và tuổi thơ” đã xuất bản hàng chục vạn cuốn, được nhiều người và nhiều lứa tuổi yêu thích, vừa có lời thỉnh nguyện nhân Đại lễ Phật đản PL.2563 - Vesak Liên Hiệp Quốc (LHQ) 2019 sắp diễn ra tại Việt Nam. Lời thỉnh nguyện của thầy, được viết bằng song ngữ Việt – Anh: “nói không với rác thải nhựa”. 

 

1.jpg
Một phác thảo về tình trạng ô nhiễm môi trường của thầy Thích Nhuận Đức

 

Theo đó, thầy cho biết cuộc đời của Đức Phật từ khi đản sinh cho đến lúc nhập diệt gắn liền với thiên nhiên. “Và nhiều hơn thế nữa là phần lớn cuộc đời ngài sống với trời đất, với cây cối, với núi rừng. Thiên nhiên như một người bạn đồng hành của ngài. Chúng ta có thể hiểu ngài yêu thiên nhiên và biết rõ tầm quan trọng của thiên nhiên đối với con người và muôn loài như thế nào. Trí tuệ và lòng từ bi của ngài đã tưới tẩm lên nỗi khổ niềm đau của nhân loại hơn 25 thế kỷ qua. Là một người con Phật ít nhiều chúng ta cũng được thấm nhuần mưa pháp ấy”, thầy viết. 

 

Thầy cũng nhắc lại vấn nạn lớn nhất mà chúng ta phải đương đầu là RÁC THẢI NHỰA. Rác thải nhựa có khắp mọi nơi, trong không khí, trong lòng đất, dưới đáy đại dương. Theo các nhà nghiên cứu, một chiếc túi ni-lon chúng ta chỉ sử dụng vài mươi phút hoặc vài tiếng đồng hồ từ chợ về nhà, nhưng khi trở thành rác thải, chúng là để lại hậu quả tác hại rất lớn. 

 

Thông thường một sản phẩm nhựa có thể mất đến 1.000 năm để phân hủy. Một túi ni-lon phải mất từ 10-1000 năm mới phân hủy hết, một vỏ chai nhựa phải mất đến 450 năm hoặc hơn. Rác thải nhựa nếu bị thải ra biển, phân thành nhiều phần nhỏ, trở thành thức ăn độc hại cho các loài sinh sống dưới đại dương. 

 

Hơn 260 loài được thông báo là đã ăn và bị kẹt bởi xác nhựa, hậu quả là chúng không thể duy chuyển, không thể kiếm ăn, bị lở loét, và chết do ăn quá nhiều rác thải nhựa. Chúng ta đã chứng kiến vô số cái chết của các sinh vật biển bằng nhiều hình thức khủng khiếp bởi rác thải nhựa. Gần đây một chú cá voi đang mang thai ăn phải 22kg rác nhựa chết trôi vào bờ thật đáng thương tâm. Nhiều loài chim, thú cũng cùng chung số phận. 

 

Nhựa làm ô nhiễm nguồn nước ngầm do chôn lấp. chất độc hóa học có trong nhựa rỉ ra thấm vào nguồn nước ngầm, theo nước ngầm đi ra hồ, suối và nhiều nguồn nước ngọt khác. 

 

Rác thải nhựa có thể tìm thấy mọi nơi. Chỉ có khoảng 8% số nhựa được tái sử dụng. Số lượng rác thải nhựa ngày nay đã vượt quá sự kiểm đoán của chúng ta. Một bãi biển tràn ngập rác thải nhựa trong thật khủng khiếp. Đâu đâu trong nơi sinh sống của loài người cũng đều có rác thải nhựa. 

 

Túi nhựa được làm từ polythene, gây ô nhiễm từ lúc sản xuất cho tới khi nó phân hủy. Sản xuất túi nhựa tốn tới 8% nguồn dầu tự nhiên, quá trình sản xuất vô cùng độc hại cho môi trường, và trở thành chất độc hại sau khi bị vứt bỏ. 

 

Chất độc hóa học rỉ ra từ nhựa được tìm thấy trong máu và mô ở hầu hết chúng ta. Sự phơi nhiễm vi nhựa liên quan tới ung thư, dị tật bẩm sinh, làm hư hại hệ miễn dịch, rối loại nội tiết, và nhiều bệnh tật khác. 

 

2.jpg
Hiểm họa từ rác thải nhựa

 

Với lý do đó, nhân Đại lễ Vesak LHQ, thầy kêu gọi những người Phật tử hãy cùng chiêm nghiệm về cuộc đời và giáo lý của Đức Phật, thể hiện trong đời sống trước hết bằng việc bảo vệ môi trường: nói không với túi ni-lon; Nói không với nước uống đóng chai; Nói không với ống hút nhựa; và. nói không với các ly, đĩa nhựa dùng một lần. 

 

Thay vì sử dụng những vật nhựa trên, có rất nhiều sản phẩm thân thiện với môi trường như: ly, dĩa giấy, túi vải, chai thủy tinh, các sản phẩm sản xuất từ bả mía như ly, chén, dĩa dùng một lần, đồ đựng thức ăn, ống hút bằng tre, bằng bột gạo. 

 

Mỗi chúng ta nên là một phần của chiến dịch bảo vệ môi trường, chúng ta nên tự đem theo túi đựng cho mình, bình đựng nước, sống có chánh niệm và tử tế với những gì chúng ta làm liên quan tới việc tiêu thụ nhựa. Trí tuệ và lòng từ bi cần phải thể hiện bằng việc làm cụ thể, đem lại lợi ích thiết thực trong đời sống .

D.Ng

Nguồn: GNO

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin