Chi tiết tin tức Tìm hiểu chữ Thức trong khoa học tự nhiên và đạo học 15:56:00 - 09/09/2013
(PGNĐ) - Khi nói đến “tâm” và “thức” thì đa số mọi người đều cho rằng đó là các thuật ngữ riêng của Phật học và chỉ dành cho các vấn đề “tâm linh”.
Tâm và thức dường như nằm ngoài lĩh vực nghiên cuu1 của các nhà khoa học tự nhiên. Cũng chính vì thế,toàn bộ các tài liệu nói về tâm và thức thường do các nhà triết học và khoa học xã hội nói tới. Và trong các nhà nghiên cứu ấy, có người khoác cho Phật học cái mũ duy tâm mà Lê Mạnh Thát đã bình luận: “ Thất bại kỳ dị nhất của nhiều nhà nghiên cứu hiện đại là quy kết nơi Thế Thân một thứ duy tâm luận tuyệt đối, theo đó ngoài thức không có gì tồn tại” ( Xem Triết học Thế Thân, Lê Mạnh Thát, NXB TP. HCM 2005 ). Chữ “thức” trong một số tài liệu Phật học Chữ “thức” dịch từ chữ vijnana (Bắc Phạn) hay vinnana (Pali). Trong cuốnDuy thức phương tiện đàm( DTPTĐ) quyển hạ ( Duy Thức học, Thích Thiện Hoa,1992, tr 137), Đường Đại Viên mô tả như sau: “Thức nghĩa là hiểu biết phân biệt, tức là biệt hiệu của tâm. Đứng về phương diện bản thể mà luận thì vô hình tướng, vô phân biệt gọi là “tâm”. Còn đứng về phương diện tác dụng (hiện tượng) mà nói,thì nơi chỗ vô tướng hiện ra có tướng, từ nơi chỗ vô phân biệt mà khởi ra hữu phân biệt, nên gọi là “thức”. Trong cuốnDuy thức Tam thập tụng dị giải ( sdd, tr,297 ), Đường Đại Viên nói thêm: “Thức là phân biệt; có hai phần: 1/ Sở phân biệt (bị biết) gọi là cảnh, 2/ Năng phân biệt hay nhận biết các cảnh vật”. Trong khi đó, Suzuki ( Nghiên cứu kinh Lăng Già, Trần Tuấn Mẫn dịch, GHPGVN, 1992) cho rằng vijnana là “sự nhận thức, sự phân biệt, ý thức” hay cái “biết (trí) tương đối” và có khi dùng “theo nghĩa đối lập với jnana trong ý nghĩa tri thức đơn thuần. Jnana là cái trí siêu việt thuộc các chủ đề như sự bất tử, sự phi tương đối, cái bất khả đắc, v.v..Trong khi vijnana bị ràng buộc với tính nhị biên của các sự vật”. Theo Suzuki. “jna nghĩa là “biết”, “nhận thức” và vijnana theo ông “nó không chỉ là sự nhận biết hay sự hiểu suông mà thôi, nó là một loại nguyên lý của đời sống tâm thức được phân biệt với thân xác và nó cũng là năng lực hay khả năng phân biệt. tuy nhiên, nó chủ yếu vẫn có một nghĩa rộng về tri thức mà vẫn trung thành với ý nghĩa gốc của nó” (Sđd, tr, 216 ). Ta có thể thấy rằng định nghĩa của Đường Đại Viên tốt hơn của Suzuki vì không sử dụng “nhận thức, ý thức” để định nghĩa “thức”. Tuy nhiên, có thể thấy rằng trong cả hai lối định nghĩa, quá nhiều từ Hán Việt như năng, sở, nhị biên, vô phân biệt, hữu phân biệt…gây vô vàn khó khăn cho người đọc. Ngoài ra nó còn gây ra một cảm giác “tâm linh” cho các độc giả. Gạt đi tất cả các suy diễn và mù mờ trong ngôn ngữ, ta thấy trong chữ “thức” có hai điều thường được nói tới: trạng thái biết và sự phân biệt. Tuy nhiên yếu tố “phân biệt” theo cách hiểu của Đường Đại Viên và Suzuki có điều không ổn, DTPTĐ viết: “Phàm khi nào thức khởi hiện hành, thì đều có hai phần: 1/Phần thấy (kiến phần). 2/ Phần bị thấy (tướng phần), bởi phần thấy có sai khác nhau, cho nên chia làm ba lượng”. Điều rất khó hiểu là trong phần 3 lượng (Hiện lượng, tỉ lượng, và phi lượng) của DTPTĐ ta thấy câu “Hiện tượng (trực giác). Như khi nhãn thức v.v.. duyên sắc trần v.v..chỉ chuyên một cách trực giác, không phân biệt cái sắc đó tên là gì và chủng loại nào, như thế gọi là hiện lượng” (Sđd tr 200). Như thế, trong cái “thức” được định nghĩa là “hiểu biết phân biệt” lại có hai “hiện lượng” có đặc tính là không phân biệt. Như thế, chỉ có yếu tố ‘trạng thái biết” trong định nghĩa về “thức” là hợp lý. Các so sánh liên hệ giữa khoa học tự nhiên và Phật học được tiến hành nhiều vào cuối thề kỷ XX. Trong đó, sự so sánh giữa Phật học và Vật lý hiện đại đã được thực hiện khá nhiều (xem VHPG 9-12), tuy nhiên nó ít liên hệ trực tiếp với vấn đề tâm và thức. Sự phát triển của ngành thần kinh học và khoa học máy tính trong nửa cuối thế kỷ xx đã rọi một tia sáng vào vấn đề tâm và thức. Cách nhìn đó đã được LMT bước đầu nói tới trong cuốn sách của mình khi xem chữ vipaka (vốn được dịch thành chữ “dị thực”) có nghĩa là “xử lý” (processing). Bài viết này xin góp một phần nào việc tạo một cánh cửa liên hệ giữa khoa học tự nhiên và Phật học thông qua việc giải thích hai khái niệm “thức” ( trạng thái biết) và “hiện lượng”. Về trạng thái biết Khi dùng chữ “thức” thì khoa học tự nhiên dường như chẳng quan hệ gì với khái niệm này. Tuy nhiên nếu nói tới “trạng thái biết” thì đó lại chính là một trong những vấn đề trung tâm của khoa thần kinh học và khoa học má tính hiện đại. Vì thế chính cái vỏ ngôn ngữ đã làm cho Phật học trở nên cô lập, làm yếu đi tinh thần “khế lý, khế cơ” của Phật học. Mọi người đều biết mình là con người. Người ta biết khi đang thức hay đang trong giấc mơ. Người ta thấy các hình ảnh đứng yên và chuyển động; khi nghe các âm thanh trầm bổng, đơn, hợp..: ngửi các mùi thơm, thối, hôi, khét…: nếm các vị cay, đắng, mặn, ngọt…: chạm xúc với các vật thể có sự chuyển dịch, độ cứng, mềm, trơn, nhám, nóng, lạnh. Người ta không chỉ có ý niệm, có khái niệm, có hiểu biết, có nhận thức…(tức là có ý thức) về những cái đã và đang thấy, nghe, ngửi, nếm, chạm xúc được, cũng bằng cách phân biệt các khái niệm gắn với tên gọi. Tất cả những điều đó chính là người ta đang biết. Trong tiếng Việt, “biết”thường được dùng với tính cách là một động từ mang nghĩa là “có ý niệm về người, vật hoặc một điều gì đó có thể nhận ra được hoặc có thể khẳng định được sự tồn tại của người, vât hoặc điều ấy”. Do đó, “biết” thường được hiểu như là vận hành của ý thức. “Biết” có được nhờ các cảm nhận. Các cảm nhận (cảm giác) là chức năng của các giác quan và được coi là “hình thức thấp nhất của nhận thức cho biết những tuộc tính riêng lẻ của sự vật đang tác động vào giác quan”. Vậy thì, “nhận thức” là gì? Chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng đó là “quá trình hoặc kết quả phản ánh và tái hiện hiện thực vào trong tư duy [cũng tức là] quá trình con người nhận biết, hiểu biết về thế giới khách quan, hoặc là kết quả của quá trình đó”. “Biết” được coi như nằm trong phạm trù của tinh thần (mind). “Tinh thần” trong tiếng Việt dùng để chỉ: “tổng thể nói chung các ý nghĩ, tình cảm, muốn, liên tưởng…” Tình cảm được hiểu là “sự rung động trước một đối tượng có liên quan đến sự thỏa mãn nhu cầu của bản thân”. Muốn được hiểu là “cảm thấy có sự đòi hỏi làm một việc gì hoặc có một cái gì về tâm lý, tình cảm hay sinh lý”. Các lý thuyết về “biết” được chia làm hai giai đoạn: giai đoạn “tiền” khoa học (pre-scientific theories) và giai đoạn khoa học. Các lý thuyết tiền khoa học có cách tiếp cận nội quan (spritiual approaches) và cách tiếp cận triết học (philosophy approaches). Các lý thuyết khoa học có cách tiếp cận của khoa học thần kinh (neurosciences approaches) , của khoa học máy tính ( computer sciences), ( xem chẳng hạn,http://en.wikipedia.org/wiki/Consciousness). Các tiếp cận cới nội quan (hay “tâm linh”) là khảo sát sự biến đổi của cái biết thông qua việc tự quan sát. Cách tiếp cận này được trực tiếp được thực hiện thông qua những kỹ thuật tạo ra các trạng thái tinh thần bằng cách tập luyện, nhảy múa hay sử dụng các loại thuốc gây tác dụng lên ý thức. Cách tiếp cận này cũng được thực hiện thông qua các kỹ thuật tập trung ý thức theo kinh nghiệm được hướng dẫn trong các tôn giáo như Phật giáo, Ấn giáo, Thiên Chúa giáo, Hồi giáo…Trong cách tiếp cận này, các vấn đề thuộc lĩnh vực tình cảm của cái biết đực khảo sát nhiều. Với các tôn giáo ngoài Phật giáo, điểm tập trung chú ý là sự liên quan giữa cái biết và một “linh hồn” hay “tự ngã”. Trong cách tiếp cận triết học, “biết” được chia thành hai phần: cái biết hiện tượng(phenomenal consciousness hay P- consciousness) và cái biết qua xử lý (access consciousness hay A- consciousness). Cái biết hiện tượng là các kinh nghiệm đơn giản về màu sắc, âm thanh, cảm giác, xúc động…Theo những nhà thần kinh học hiện đại thì việc giải thich “cái hiện tượng” trên cơ sở của các hoạt động của hệ thần kinh là một bài toán khó. Cái biết qua xử lý là hiện tượng trong đó các thông tin ta biết được xử lý thành các dạng ngôn ngữ, phán đoán, kiểm soát hành vi…Khi ta suy nghĩ, các thông tin suy nghĩ là loại đã được “xử lý”, khi ta nhớ lại, các thông tin nhớ lại thuộc loại đã “xử lý”, khi ta tự nhận thức, các thông tin cũng đã được xử lý. Khi mà các họat động của cái biết không nằm trong hai loại này thì người ta thường nói đó là trạng thái tiềm thức. Cái biết hiện tượng đã được các nhà triết học thảo luận qua nhiều thế kỷ. René Descantes trong Meditations on First Philosophy ( thế kỷ XVII) đã mô tả cái biết hiện tượng như là các cảm nhận và tưởng tượng xảy ra trong không gian và thời gian theo một điểm nhìn quy chiếu. Các nhà triết học về sau như Nicolas Malebranche, Thomas Reid, Jonh Locke, David Hume và Immanuel Kant đều đồng tình với mô tả của Descartes. Trong cách tiếp cận với hoa học thần kinh học, cái biết được xem là một hiện tượng nảy sinh trong nảy sinh trong một hệ thống phức hợp gọi là mạng neuron. Neuron được phát hiện vào thế kỷ XIX bởi nhà phẩu thuật người Milan, Ý tên là Camilio Golgi (Frontier of complexity, Peter Coveney and Roger Highfield, Fawcett Columbine. New York 1995, page 288). Ông đã quan sát được hình dạng của neuron như một cái cây trong sương mù mùa đông” (tree in the winter mist). Sử dụng kỹ thuật của Golgi, một nhà nghiên cứu người Maldrid tên là Santiago Ramon y Cajal (1852- 1934) đã phát hiện được rằng bộ não được liên kết bằng những đơn nguyên rời rạc (dicrete unit) là các neuron hơn là một mạng lưới liên tục (wab continuous). Cajal nghĩ rằng neuron này là “đàn bướm bí ẩn của linh hồn” ( mysterious butterflies of the soul). Neuron là những tế bào nhạy cảm với dòng điện trong hệ thống thần kinh và có chức năng truyền các thông tin. Phần tương tác với môi trường để nhận thông tin của neuron bao gồm các gai (dendrites còn gọi là input connection), nó nhập các tin hiệu cảm ứng điện tới phần nhân của neuron, (soma). Mỗi tế bào nhập tín hiệu từ khoảng 10 ngàn tế bào khác thông qua một số gai. Tín hiệu điện sẽ được xử lý. Nếu các tín hiệu điện vào vượt quá một ngưởng nào đó thì neuron truyền tín hiệu cảm ứng với các axon ( còn gọi là output connection). Axon là nơi tín hiệu được xuất qua một “điểm nối” gọi là synapase tới một neuron khác. Mạng neuron này bao gồm một số lớn các neuron liên kết với nhau sao cho các tín hiệu đầu vào để xử lý để tạo một (hay nhiều) tín hiệu đầu ra. Bộ não của con người là một mạng neuron với khoảng 100 tỉ neuron và mười ngàn tỉ synapse. Hiện tượng điện xảy ra trong các neuron hay một nhóm mạng các neuron) là các quá trình điện hóa học. Quá trình này gây ra trạng thái bị kích thích khi có sự biến đổi mức phân cực điện hình thành bởi các vi hạt mạng điện tích trong các axon thần kinh. Trạng thái này còn có một tên khác là sự hưng phấn. Nó được khoa học thần kinh nhìn nhận đồng nhất với trạng thái mà con người đang biết. Một hướng tiếp cận khác cua khoa học máy tính (computer science). Vào giữa thế kỷ XIX, một nhà toán học người Anh tên George Boole đã khảo sát các quy tắc logic cơ bản dưới dạng hình thức đại số(Frontier of complexity. Peter Conveney and Roger Highfield, Fawcett Columbine. New York 1995, page 54 ). Công trình nổi tiếng On a General Method in Analysis về logc của ông đã đucợ huy chương vàng của Hội Hoàng gia Anh cho công trình có ý nghĩa nhất trong Toán học giai đoạn 1841-1844. Vào năm 1854, ông đã viết cuốn sách tổng kết An Invertigation of the Laws Thought ( Một khảo cứu về các quy tắc của suy nghĩ). Theo ông, các mệnh đề logic có thề biểu diễn dưới dạng ký hiệu . Mỗi mệnh đề logic đều chỉ có một trong hai “chân trị”: đúng hoặc sai. Vì thế logic của Boole còn là logic hai giá trị. Các phép toán mệnh đề “và” (and: giao hai mệnh đề), “hoặc” (or: hội hai mệnh đề), “phủ định”, “suy ra”, cho phép tính toán hình thức các mệnh đề. Boole mất năm 1864, đến năm 1867m nhà logic người Mỹ Charles Pierce đưa ra một nhận xét quan trọng là logic của Boole có thể mô tả dưới dạng đóng mở cảu dòng điện. Năm 1937, nhà toán học người Mỹ Claude Shannon, làm việc tại MIT, Jonh Atanasoff tại Lowa State College và một kỹ sư người Đức tên Konrad Zuse đã phát hiện , một cách độc lập, rằng các hệ số nhị phân (binary number:)0 và 1) kết hợp với đại số Boole có thề sử dụng để tạo ra các mạch điện sử dụng trong thiết kế máy tính. Các mạng này được gọi là cổng logic (logic gate). Với các cổng logic này, các phép toán logic đã được hiện thực hóa thành ra các trạng thái điện. Các cổng này có thể được xem là các “neuron” của máy tính, nó nhập một (hay nhiều) tín hiệu và xuất ra chỉ một tín hiệu. Các tín hiệu này chỉ có hai loại gọi là hai mức logic có rất nhiều tên gọi: mở/tắt (on/off), cao/thấp (high/low), một/không (1/0), đúng /sai (true/false), có/không (yes/no). Năm 1900, nhà toán học người Đức David Hilbert, trong Hội ngị toán học thế giới tổ chức tại Paris đã đặt ra 23 bài toán cho các thế hệ nhà toán học trong thế kỷ XX. Bài toán Hilbert thứ 3 được gọi là Entscheidungsproblem (decision problem: bài toán về sự quyết định): có một thủ tục máy móc (mechanical procedure) nào có thể giải toàn bộ các bài toán học? Hãy cho môt định nghĩa hình thức về một thuật toán như là một quá trình tuần tự (recursive procedure) để giải thích một bài toán được đặt ra bằng môt số bước máy móc hữu hạn, nó có thể, về nguyên tắc, biểu diễn một cái máy ‘vô hồn” (“mimdless” machine). Năm 1930, Alan Turing, một trong những gương mặt lớn nhất của khoa học thế kỷ XX, đã tiến một bước trong việc giải bài toán Hilbert thứ 3. Công trình của Turing có cảm hứng từ một đoạn văn ông đọc được từ lúc còn 10 tuổi: “dĩ nhiên, cơ thề là một bộ máy, đó là bộ máy vô cùng phức tạp, nhiều lần nhiều lần phức tạp hơn bất kỳ cái máy nào đã có; nhưng sau cùng, nó cũng chỉ là cái máy” (For, of course, the body is a machine it is a vastly complex machine, many, many times more complicated than any machine ever made with hands; but still after all a machine” Wonders Every Child Should Know. Edwin Tenney Brewster). Alan Turing đã thiết kế mộ máy trừu tượng. Ông đã cắt quá trình tính toán thành các bước, mỗi bước được máy xử lý như việc gõ một ký tự của nhân viên đánh máy. Người đánh máy thì ghi rõ ra được một văn bản, còn máy Turing thì “gõ”ra toàn bộ toán học. Cùng với các cổng logic, ý tưởng của Turing đã mở đường cho việc mô phỏng quá trình “biết”. Turing đã chỉ ra rằng mỗi thuật toán đều có thể hiện thực hóa bằng một máy Turing. Ngày nay, một chương trình máy tính tương đương với một máy Turing. Vô hạn chương trình có nghĩa là có vô hạn máy Turing. Khái niệm về máy Turing rất có ích trong việc mô tả về “biết”, và làm cơ sở cho ngành Trí tuệ nhân tạo. Thực sự Turing đã cho rằng máy Turig có thể biểu diễn “trạng thái tinh thần” (states of mind) của loài người. Andrew Hodges nhắc lại rằng ý kiến: mỗi “trạng thái tinh thần” của máy tính loài người có thể được biểu diễn bằng một cấu hình của máy Turing tương ứng. Về các dạng thức ( vijnana) Cái mà con người biết thì thường được gọi là đối tượng (object). “Đối tượng” này thực sự là không bao giờ có thể xác định mà không thông qua sự biết. Khi ta nói tới đối tượng nghĩa là ta đang nói tới các dấu hiệu đặc trưng của đối tượng đó. Các dấu hiệu đó chính là những cái mà ta cảm giác, tư duy được về đối tượng, nghĩa là các tín hiệu (signal) và tin tức (information) liên quan đến đối tượng. Trong thực tế, cả tín hiệu (signal) và tin tức ( information), được hiểu là cái “biết” thu thập được qua các giác quan, qua suy nghĩ ( http//en.wikipedia.org/wiki/Information).Tín hiệu là các kích khởi (stimulus) thu được qua các biến động ở giác quan. Tin tức là các tín hiệu được quy ước. Từ các tín hiệu người ta thu thập được các tin tức. Theo từ điền Oxford Enghlish Dictionary, ý nghĩa sớm nhất của từ Information trong tiếng Anh là: tác dụng tạo cho một dạng hay hình cho tinh thần (giving Form or shape to the mind). Từ tiếng Anh này được dẫn xuất bởi “danh từ của tác dụng” (noun of action) có tận cùng là “action”vào động từ to inform. Tin tức là các kết quả của quá trình xử lý được đưa vào sự hiểu biết của một cá thể. Cần phải phân biệt giữa tin tức (information) và thông tin (communication). Tin tức là các tín hiệu quy ước mà mỗi người tự biết, còn thông tin là các tín hiệu quy ước cho cộng đồng. Khai niệm tin tức có liên qua rất gần với các khái niệm điểu khiển (control), dữ liệu (data), các dạng (form), hiểu biết (knowledge), kích khởi (stimulus), biểu diên (representation). Các thông điệp (message) chứa các thông tin. Theo nghĩa cảm giác, tin tức là một loại đầu vào (input) của môt giác quan hay của một thiết bị. Khi một giác quan nhận được một kích khởi đầu vào, nó sẽ cảm ứng thành một tín hiệu điện. Kích thích đó được gọi là một tín hiệu, nếu có quy ước thì đó là môt tin tức. Tin tức cũng được hiểu theo nghĩa một cấu trúc dùng để định dạng. Theo nghĩa này không cần phải có một ý thức tiếp nhận nó. Chẳng hạn, thông tin di truyền trên DNA có thể thiết lập tự động mà không cần một yếu tố tinh thần nào tác động vào.Tin tức và dữ liệu (data) trong nhiều lĩnh vực có thể sử dụng tương đương với nhau. Trong khi đó, Phật học khảo sát về tiến trình của trạng thái biết rất chi tiết. Satna kích khởi (stimulus) các cái biết. Cái biết đó được Phật học khảo sát trên hai khía cạnh lớn là nội dung và tiến trình. Nội dung khảo sát cái biết tại một thời điểm hay trong một khoảng thời gian, nó tương ứng với nội dung “không gian”, trong tác dụng của santa. Tiến trình khảo sát sự biến động củ cái biết theo thời gian , nó tương ứng với “thời gian” của santa. Cả hai mo hình này đều dựa trên sự vận động của các thành phần (tâm sở-cetasika) đóng vai trò các “lực”. Khía cạnh nội dung xét theo cảm giác tiếp nhận (thức-vinnana). Khía cạnh này được các nhà Phật học đại thừa thuộc phái Duy thức (vijnanavadin) phát triển. Khía cạnh tiến trình xét theo trình tự thời gian thành cái biết trực tiếp (hiện lượng-pratyaka) và cái biết gián tiếp và trực tiếp hoạt động theo các lộ trình. Khía cạnh này được khảo sát bởi truyền thống Abhidharma và cac nhà logic Phật học như Dignaga Dharmakirti. Cái biết là theo các cảm giác tiếp nhận là một loại tín hiệu cụ thể (a concrete signal hay a sort of signal). “Vi” trong vijnana có nghĩa là “phân chia”, “jnana” có nghĩa “biết” hay “tri”. Trong tiếng Việt, vijnana được dịch thành chữ thức. Khái niệm này không có nghĩa là “những nguyên lý của đời sống tâm thức được phân biệt với thân xác” hay “năng lực hay khả năng phân biệt” như nhiều người vẫn hiểu. Nó cũng có những ý nghĩa “tâm linh” gì sâu cả. “thức” ở đây chỉ có nghĩa là “từng món riêng biệt” (chosification), cùng nghĩa với chữ “thức” trong “thức ăn”, “thức uống”. Chữ vijnana có một từ tương tự vijnapti. Ngài Huyền Trang đã dịch từ này thành chữ “liễu biệt”, còn Thiền sư Nhất Hạnh dịch thành chữ “biểu biệt”. Trong hai cách này, cách dịch của ngài Huyền Trang có lẽ gần nghĩa với ý nghĩa “từng món riêng biệt” hơn. Từ vinnana được de La Vallé Poussin (L`Abhidharma để Vasubandhu) dịch thành chữ “information”. Cách hiểu này đã rất tương đồng với khoa học máy tính hiện đại. Tuy cách dịch này nói lên được ý nghĩa tin tức ( nhưng chưa nói được ý “cụ thể” hay là “món”) nhưng còn thiếu ý nghĩa tín hiệu. LMT trong The Philosophy of Vasubandhu đã dịch chữ vijnana thành cụm từ “one to know” nghĩa là “cái gì đó kích khởi cái biết”. Cách hiểu này nói lên được ý nghĩa tác dụng của satna thể hiện ở dưới khía cạnh tín hiệu nhưng khía cạnh tin tức lại bị lu mờ đi. Chữ dạng thức trong tiếng Việt ta sẽ dùng tương ứng với nghĩa Anh ngữ của chữ format. Trong thuật ngữ máy tính của Việt Nam. Format được gọi là sự định dạng, nó tương ứng với động từ định dạng. Tuy nhiên, cách dịch format thành dạng thức có thể bảo toàn được ý nghĩa cổ xưa của chữ “thức” trong ý nghĩa dữ liệu thông tin của nó. (Còn tiếp 1 kỳ) Tạp Chí Văn Hoá Phật Giáo số 38 | THANH TIẾN
Bình luận
Gửi bình luận của bạn
|
Tin nhiều người đọc Danh bạ website Phật giáo Sự kiện - Hội thảo
Đăng ký bản tin |