Chi tiết tin tức Khi con người không tin nhân quả 16:47:00 - 02/06/2017
(PGNĐ) - Khi con người không tin nhân quả, không tin tội phước, không tin có đời sống kế tiếp thì họ sẽ làm bất cứ điều gì họ mong muốn. Họ có thể giết cha mẹ để đổi lấy quyền lực. Xưa và nay rất nhiều hạng người như thế? Các triều đại phong kiến trong lịch sử đã để lại những bài học vô cùng quý báu.
Tuy nhiên, ít ai quan tâm đến điều này khi họ có quyền cao chức trọng, đạo đức suy đồi là do lỗi của người lãnh đạo, người dân chỉ là phần phụ thuộc. Một bằng chứng lịch sử Phật giáo Lý-Trần Việt Nam khi vua quan là các phật tử thuần thành, biết xem trọng đạo đức, biết quan tâm đến người dân đã giúp cho dân chúng sống thương yêu nhau bằng trái tim có hiểu biết. Khi viết bài này chúng tôi rất hổ thẹn và xấu hổ vô cùng….nhưng lời thật mất lòng! Tôi? Một con người đã từng lầm lỡ, đã từng đầu trộm đuôi cướp, đã từng làm nhiều người đau khổ. Nay nhờ gặp Phật pháp chân chính mới hồi đầu phục thiện đã và đang làm những nhiệm vụ cao quý, mang thông điệp từ bi trí tuệ của đạo Phật để gieo hạt giống lành đến với tất cả mọi người. Khi con người biết tin nhân quả thì tất nhiên sẽ sống tốt hơn, sống có trách nhiệm để làm tròn bổn phận đối với gia đình và đóng góp lợi ích cho xã hội. Nỗi lòng trăn trở trong chính sách giáo dục hiện nay, học nhồi, học nhét mà không dạy đạo đức làm người thì dần hồi giết chết nền giáo dục con người. Ai cũng coi trọng điểm số và bằng cấp và con người ta quý trọng nhau qua địa vị và bằng cấp. Bằng cấp tiến sĩ và địa vị cao mà không tin nhân quả thì có giá trị gì? Chỉ vì những con điểm vô giá trị mà đã đẩy biết bao số phận học sinh vào bước đường cùng, đã khiến cho mối quan hệ giữa cha mẹ – con cái và giáo viên – học sinh trở nên căng thẳng, ngột ngạt và mơ hồ.
Cuộc sống của những học sinh giờ đây gần như chỉ xoay quanh việc HỌC mà không có chỗ thoát ra. Tiên học đạo đức làm người đã bị quên lãng từ thuở nào, thay vào đó là tiên học lễ của Trung Quốc là gia trưởng, là phong kiến, là phân biệt giai cấp và trọng nam khinh nữ. Vì việc nhòi nhét mà các cháu không thời gian nghỉ ngơi, thư giãn để tìm hiểu mọi vấn đề khác trong cuộc sống. Nhồi nhét bắt buộc học thêm lu sà bù mà thực tế không có giá trị đạo đức. Trong khi đó đạo đức là giá trị sống của con người, thiếu nó mọi thứ khác đều vô dụng và dần bị hủy diệt. Văn hóa đền chùa miếu phủ thì đầy ấp mê tín, giáo dục thì không quan tâm đến nhân cách sống của một con người, đó là giáo dục chết?
Khi mà những tập tục giết trâu, chém lợn, cướp phéc, giành ấn, tranh lộc vẫn còn tồn tại, là một một trong những nguyên nhân dẫn đến suy đồi đạo đức. Kẻ đã quen tay giết vật một cách tàn nhẫn như thế, lâu ngày sẽ dám giết người. Ngày xưa ông vua Phật hoàng Trần Nhân Tông đã sáng suốt đưa Phật giáo vào áp dụng trong toàn dân và phá bỏ các hủ tục tập tục có hại đến người và vật. Một người phật tử chân chính không sát sinh hại vật thì không bao giờ giết người. Hiện nay, nhiều vụ án giết người dã man đã xảy ra làm đau lòng nhân thế. Tiên học đạo đức làm người, hậu học chữ nghĩa kiến thức đây là danh ngôn duy nhất có thể cứu nhân loại cảnh máu đổ thịt rơi. Than ôi, một kiếp người quá mong manh không thở là chuyển sang đời khác để làm súc sinh mà trả nghiệp si mê của mình. Đây là nỗi đau chung của dân tộc Việt Nam trên 4000 văn hiến, hiện nay tệ nạn xã hội tràn lan bệnh viện không chỗ chứa, nhà tù phải thả trước hạn, vì sao? Thế gian là một vầng trăng sáng tỏ. Chỉ có con người mới đem đến đau thương cho nhân loại và muôn loài vật. Dân chủ kiểu Mỹ cũng chỉ là lấy thịt đè người. Khủng bố cực đoan cũng chỉ vì quan niệm sai lầm. Con người không sống đạo đức vì không tin nhân quả. Thế giới nhân loại không bao giờ có bình đẳng thật sự, vì sự suy nghĩ lời nói hành động của con người mang đậm chất tham sân si. Khi tất cả mọi người hết tham sân si thì sẽ có bình đẳng. Nhưng còn sự sống là còn tham sân si, người trí sẽ biết cách điều phục chính mình, kẻ ngu ngập chìm trong đau khổ lầm mê. Con người hơn hẳn các loài vật khác là có hiểu biết nhờ học hỏi, lắng nghe biết quán sát, biết chiêm nghiệm biết tu nhân tích đức là nhờ biết tin sâu nhân quả và thực hành nhân quả. Ai sống ngoài quy luật nhân quả dù có tài giỏi tới đâu, cũng sẽ dần hủy diệt con người và muôn loài vật. Tâm gian dối thì cuộc sống bất an nên sợ người khác hơn mình, vì thế họ đã đánh mất chính mình mà sống trong đau khổ lầm mê. Tâm ghen ghét thì cuộc sống hận thù do chủ nghĩa cá nhân sai sử do đó tìm đủ mọi cách để hãm hại người khác dưới nhiều hình thức.
Thích Đạt Ma Phổ Giác
Bình luận
Gửi bình luận của bạn
|
Tin nhiều người đọc Danh bạ website Phật giáo Sự kiện - Hội thảo
Đăng ký bản tin |