Chi tiết tin tức

Phật giáo Việt Nam không có kẻ thù

17:00:00 - 26/12/2016
(PGNĐ) -  Nhận thức không có kẻ thù là một trong những giáo lý căn bản của đạo Phật. Nhận thức này cũng tiềm tàng trong các truyền thống tâm linh, nhân bản và tôn giáo lớn trên thế giới.

Trong suốt thời gian qua, chúng con đã nhận được sự quan tâm đặc biệt từ Chư tôn đức và quý vị thân hữu khắp nơi. Đã có nhiều bậc Tôn đức thân hành đến thăm Thầy chúng con ở Pháp và Mỹ, cũng như để dạy dỗ và khuyến tấn cho sự tu học của chúng con.

Bốn chúng Làng Mai của chúng con ở khắp nơi rất được an ủi và ấm lòng với tình thương của quý vị. Nay chúng con ở Tu viện Vườn Ươm Làng Mai Thái Lan rất hân hoan để thưa với Chư tôn đức và quý vị thân hữu về sự có mặt của Thầy chúng con tại Làng Mai Thái Lan. Thầy chúng con đã về đến Tu viện Vườn Ươm ngày 10/12/2016. (Thư bạch: Về việc thiền sư Thích Nhất Hạnh về thăm Làng Mai Thái Lan).
 
"Cái bây giờ có thể là cái đẹp nhất. Đẹp cho đến nỗi bạn có thể không tin đó là sự thật. Nhưng sự thật đang là như thế: cái bây giờ có thể đẹp hơn bất cứ một giấc mơ nào".
 
1. Bảo vệ di sản thiên nhiên của tổ quốc
 
Phật tử Việt Nam nguyện bảo vệ sự toàn vẹn cuả lãnh thổ Việt Nam, bảo vệ đất, nước, rừng, sông, biển và không khí Việt Nam, nguyện làm tất cả những gì có thể làm được để bảo vệ sinh môi, bảo vệ mọi loài cầm thú và thảo mộc trên đất nước Việt Nam, nguyện chận đứng đà làm ô nhiễm và làm phá hoại di sản thiên nhiên của tổ quốc Việt Nam. Phật tử Việt Nam kêu gọi đồng bào, chính quyền và các bạn yêu Việt Nam trên thế giới góp sức vào công cuộc bảo vệ này. Phật tử Việt Nam đòi hỏi rằng những nổ lực phát triển nông nghiệp, phát triển kỹ nghệ, đầu tư ngoại quốc và khai thác tài nguyên… cần được thực hiện trên nguyên tắc bảo vệ di sản thiên nhiên này.
 
Bảo vệ sự sống là phép hành trì của người Phật tử. Không phải chỉ là sự sống của con người mà của mọi loài động vật, cây cỏ và đất đá. Kinh Kim Cương dạy rằng: Con người không thể tồn tại nếu các loài động vật, cây cỏ và đất đá bị tàn hoại.
 
Bất cứ ai, sống ở bất cứ địa điểm nào trên trái đất, nếu là người tỉnh thức, biết được tình trạng hiện thời của trái đất, đều có cái nhìn và cách hành xử theo chiều hướng này.
 
2. Bảo vệ di sản văn hoá truyền thống của dân tộc
 
Phật tử Việt Nam nguyện ghi nhớ công ơn khai sáng của tổ tiên, nguyện không từ bỏ gốc rễ văn hoá truyền thống của tổ tiên và dân tộc, nguyện bảo vệ dòng sinh mạng văn hoá dân tộc. Tất cả những di sản văn hoá như kiến trúc (chùa, đình, lăng, mộ, miếu, nhà thờ…) thư tịch, thi văn, âm nhạc, vũ điệu, tập tục, y phục… đều phải được bảo tồn, tái thiết, không được phá huỷ, để mọi người dân bây giờ và sau này có thể tham cứu và tiếp xúc với văn hoá cổ truyền. Phật tử kêu gọi đồng bào, chính quyền và các bạn yêu Việt Nam giúp sức vào công việc bảo vệ này. Sự du nhập các tư tưởng mới, các lối sống mới, các tín ngưỡng mới cần được thực hiện trong tinh thần và nguyên tắc tôn trọng di sản văn hoá truyền thống ấy.
 
Con người của thời đại mới ở Tây Phương cũng như Đông Phương sở dĩ khổ đau và bơ vơ là vì đánh mất liên lạc với gốc rễ văn hoá truyền thống của mình. Phật tử Việt Nam kêu gọi về nguồn để khám phá lại niềm tin nơi các giá trị văn hoá truyền thống, để bồi đắp và làm sáng thêm lên những giá trị ấy. Cá nhân không phải là một cái gì biệt lập mà là một sự tiếp nối của tổ tiên, giòng họ và văn hoá: điều này phản chiếu nhận thức duyên sinh và vô ngã của đạo Phật.
 
Bất cứ ai, sống ở bất cứ địa điểm nào trên trái đất, nếu là người tỉnh thức, biết được tình trạng phân hoá và vong thân của con người hiện đại, đều có cái nhìn và cách hành xử theo chiều hướng này.
 
3. Phật giáo Việt Nam không có kẻ thù
 
Phật giáo Việt Nam muốn sống an lạc và hoà bình với tất cả mọi thành phần khác của dân tộc Việt Nam, không phân biệt chủng tộc, tín ngưỡng và ý thức hệ, miễn là học chia sẻ chí hướng bảo vệ di sản thiên nhiên và văn hoá truyền thống đất nước.

Phật tử Việt Nam nhìn nhận mọi người Việt là anh em, chị em, và không xem bất cứ ai là kẻ thù, dù đó là những kẻ đã từng đàn áp Phật giáo.

Phật tử Việt Nam nguyện góp sức đánh tan mọi tỵ hiềm, giải toả mọi hiểu lầm giữa các thành phần dân tộc, kêu gọi sự hiểu biết và tha thứ về những lỗi lầm của nhau trong quá khứ để cùng góp sức xây dựng hiện tại và tương lai.

Phật tử Việt Nam tha thiết muốn chung sống hoà bình và an lạc với các truyền thống Nho giáo, Lão giáo, Khổng giáo, Cơ đốc, Cao đài, Hoà hảo và các thành phần khác của dân tộc.
 
Nhận thức không có kẻ thù là một trong những giáo lý căn bản của đạo Phật. Nhận thức này cũng tiềm tang trong các truyền thống tâm linh, nhân bản và tôn giáo lớn trên thế giới.
 
Trích 6 điểm đề xướng của Thiền Sư Nhất Hạnh

PGVN

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin