Chi tiết tin tức

10 công dụng tuyệt vời của bông cải với sức khỏe

16:46:00 - 29/06/2016
(PGNĐ) -  Bông cải (hay súp-lơ) thuộc họ cải, là loại thực phẩm chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe.

Bông cải có nguồn gốc từ vùng Tiểu Á và có mặt ở Thổ Nhĩ Kỳ, Italia khoảng năm 600 TCN - thông tin từ website của World’s Healthiest Foods. Sau khi phổ biến ở Pháp vào đầu thế kỷ 16, bông cải được canh tác ở Bắc Âu và Anh. Ngày nay, loại thực phẩm này được trồng nhiều nhất ở Hoa Kỳ, Pháp, Italia, Ấn Độ và Trung Quốc.

bong cai.jpg
Bông cải có chứa vitamin C, K, folate và manganese tốt cho sức khỏe - Ảnh minh họa

Các nhà dinh dưỡng thường cho rằng các loại rau củ quả nào có màu sắc sinh động thường chứa nhiều dinh dưỡng có lợi cho cơ thể; tuy nhiên bông cải là một ngoại lệ, theo Viện Dinh dưỡng & Nghiên cứu Chế độ ăn Hoa Kỳ.

Tuy không thuộc nhóm rau củ có màu sắc nổi bật nhưng bông cải chứa nhiều vitamin như vitamin A, C, K, folate, chất xơ, các chất chống oxy hóa, các hợp chất nhóm phyto - các hợp chất tự nhiên có vai trò ngăn ngừa các bệnh mãn tính, các chuyên gia chia sẻ.

Bông cải là một trong 30 loại rau củ có hàm lượng dưỡng chất cao, theo phân loại của CDC.

Dưới đây là những công dụng quan trọng của bông cải đối với sức khỏe, cụ thể như sau:

1 - Khả năng chống oxy hóa

Vitamin K, C và manganese có trong bông cải là những chất chống oxy hóa giúp cơ thể khỏe mạnh; góp phần chống lại sự phát triển của ung thư, bệnh tim mạch và viêm khớp.

Một cốc bông cải nấu chín cung cấp khoảng 73% lượng vitamin C khuyến nghị hàng ngày, 19% lượng vitamin K và 8% manganese.

2 - Tốt cho tiêu hóa

Bông cải chứa nhiều chất xơ, khoảng 11% nhu cầu hàng ngày cho cơ thể, giúp thúc đẩy tiêu hóa, giúp đại tiện dễ dàng.

Bông cải tốt cho ruột kết. Theo bệnh viện Mayo, hàm lượng chất xơ cao trong bông cải giúp ngăn chặn sự hình thành các túi nhỏ gây đau ở ruột kết như hemorrhoids và diverticulitis.

Một nghiên cứu năm 2009 của các chuyên gia bệnh viện Johns Hopkins, xuất bản trên Tạp chí Ngăn ngừa Ung thư cho thấy sulforaphane, có nguồn gốc từ glucosinolates có trong bông cải giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn HP hoặc sự bám dính của loại vi khuẩn này trên thành dạ dày.

3 - Bông cải tốt cho quá trình mang thai

Folate có trong bông cải giúp ngăn ngừa tật nứt đốt sống của thai nhi, theo CDC. Ngoài ra, một cốc bông cải nấu chín cung cấp 11% nhu cầu choline hàng ngày, theo Viện Linus Pauling, Đại học Bang Oregon.

4 - Tác dụng ngăn ngừa ung thư

Một số nghiên cứu khoa học kết luận rằng glucosinolate giúp giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt. Khi glucosinolate phân hủy sẽ tạo ra isothiocyanate, giúp loại bỏ carcinogen ra khỏi cơ thể, mang lại hiệu quả phòng chống ung thư - nghiên cứu đăng trên Tạp chí Current Drug Metabolism.

Sulforaphane cũng giúp giảm ung cơ ung thư vú và ung thư tụy, theo Tạp chí Clinical Cancer ResearchMolecular & Cellular Biochemistry.

Ngoài ra, hợp chất glucobrassicin có trong các loại rau họ cải giúp sản xuất indole-3-carbinol (I3C) giúp giảm nguy cơ ung thư.

5 - Bông cải giúp làm lành vết thương, tốt cho da và tóc

Vitamin C giúp vết thương mau lành. Theo Tạp chí Chăm sóc Sức khỏe Cộng đồng Anh quốc, bông cải giúp vết thương nhanh lành vì góp phần vào quá trình tổng hợp và sản xuất collagen.

Collagen cũng rất cần thiết cho da và tóc khỏe mạnh.

6 - Kháng viêm nhiễm

Một cốc bông cải nấu chín chứa khoảng 9% nhu cầu axit béo omega-3 khuyến nghị hàng ngày, có tác dụng chống viêm nhiễm, theo Trung tâm Y khoa Đại học Maryland. Ở cấp độ tế bào, omega-3 giúp kiềm chế enzyme sản xuất ra hormone prostaglandin gây viêm nhiễm.

Choline cũng giúp giảm viêm nhiễm, theo Tạp chí Y khoa Shock. Indole-3-carbinol, vitamin K là các chất kháng viêm hiệu quả.

7 - Bông cải tốt cho tim mạch

Sulforaphane giúp các động mạch chắc khỏe, giảm nguy cơ các bệnh tim mạch. Theo Tạp chí Oxidative Medicine & Cellular Longevity năm 2015 thì khả năng kháng viêm của sulforaphane giúp bảo vệ cơ thể khỏi huyết áp cao, xơ vữa động mạch, đột quỵ và nhồi máu cơ tim (myocardial infarction).

Cũng theo Viện Linus Pauling - Đại học Bang Oregon, vitamin K có tác dụng chống hình thành cục máu đông và thiếu vitamin K có thể gây xuất huyết .

8 - Tốt cho xương

Nghiên cứ trong hơn 20 năm qua đã khẳng định vai trò của vitamin K đối với xương. Theo Tạp chí Dinh dưỡng Anh quốc, vitamin K giúp tăng cường hiệu quả của protein osteocalcin, liên quan đến sự khoáng hóa xương, giúp cân bằng calcium.

Nghiên cứu đăng trên Tạp chí Dinh dưỡng Hoa Kỳ nhấn mạnh: Phụ nữ hấp thu tối thiểu 110 mcg vitamin K mỗi ngày giảm được 30% nguy cơ gãy xương hông, so với người hấp thụ ít hơn mức này.

9 - Bông cải giúp hấp thu sắt

Vitamin C có trong bông cải giúp cơ thể hấp thu sắt hiệu quả. Vitamin C giúp khắc phục tình trạng giảm hấp thu sắt do tác động của các chất thuộc nhóm phyto và thúc đẩy phóng thích sắt từ các nguồn thực phẩm như rau củ quả và đậu.

10 - Tốt cho trí não

Bông cải chứa choline, có lợi cho trí nhớ ngôn từ và hình ảnh, theo Tạp chí Dinh dưỡng Hoa Kỳ. Nghiên cứu đăng trên Tạp chí Dinh dưỡng Anh quốc cũng đưa ra khẳng định tương tự. Ngoài ra, người nào có mức choline trong huyết tương cao sẽ có kết quả thể hiện tốt trong các bài test về tư duy như khả năng nhận thức về thế giới xung quanh, chức năng tư duy, tốc độ điều khiển các giác quan và tốc độ giác quan.

 

Đức Hòa
(theo Live Science)

Nguồn: GNO

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin