Chi tiết tin tức 8 vấn đề sức khỏe gây tranh cãi 21:44:00 - 29/12/2018
(PGNĐ) - Tri thức khoa học của chúng ta không ngừng được cách mạng theo thời gian. Còn nhớ cách đây 80 năm, bác sĩ đã từng khuyên sử dụng thuốc lá trong một số trường hợp. Và dưới đây là những chủ đề sức khỏe gây tranh cãi nhiều nhất cho đến hiện nay.
1 - Cà phê Nhiều chuyên gia cho rằng cà phê có thể ảnh hưởng đến sự tăng trưởng, làm tăng huyết áp, gây đau tim... Nhưng trong một thập kỷ qua, cà phê đã hoàn toàn được nhận định khác đi. Một phân tích quy mô lớn phát hành năm 2017 trên tạp chí BMJ kết luận người uống từ 3-4 tách cà phê mỗi ngày có thể giảm được tỉ lệ tử vong từ ung thư gan và bệnh tim mạch. Tuy nhiên, cà phê có thể gây hại cho sự phát triển của thai nhi. Do đó, thai phụ nên cẩn trọng khi hấp thu cà phê. Ngoài ra, cà phê cũng có thể gây loãng xương. 2 - Muối Vào thập niên 70 của thế kỷ trước, một thí nghiệm trên vật thử phát hành trên tạp chí Scientific Americancho thấy huyết áp của vật thử tăng cao, từ đó cộng đồng y khoa đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về tác hại của muối. Hướng dẫn Quốc gia Hoa Kỳ khuyến nghị chỉ nên ăn khoảng 2,3 g muối hay khoảng một muỗng cà phê muối mỗi ngày nhưng hầu hết các món ăn trong nhà hàng hay thức ăn chế biến sẵn luôn chứa nhiều hơn lượng muối trên. Một nghiên cứu phát hành năm 2016 trên tạp chí Lancet gợi ý rằng: trong số những người ăn nhiều muối chỉ có người có huyết áp cao mới phải đối diện với các bất ổn tim mạch ở nguy cơ cao nhưng điều đáng ngạc nhiên là người ăn ít muối nhất dù huyết áp có cao hay không vẫn có nguy cơ cao với các bất ổn tim mạch và nguy cơ tử vong. 3 - Chất béo Bơ, mỡ heo, dầu dừa - những mối lo về các chất béo bão hòa này đã giảm xuống khi các chuyên gia phát hiện ra rằng các chất béo chuyển hóa trong các sản phẩm bơ sữa mới thật sự nguy hiểm chết người. Nhưng điều này không có nghĩa là chất béo bão hòa vô hại. Tờ New York Times khẳng định chất béo bão hòa vẫn “đóng góp” vào nguy cơ đau tim ở người. Người thay thế chất béo bão hòa bằng dầu ô liu hay dầu cải sẽ giảm được nguy cơ phát triển bệnh tim mạch một cách đáng kể. 4 - Thịt Cách đây vài năm, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thông cáo rằng xúc xích, thịt xông khói và các loại thịt chế biến sẵn có thể làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng. Các nghiên cứu khác cho thấy người ăn nhiều thịt đỏ có nguy cơ tử vong cao hơn vì các bệnh ung thư, bệnh tim mạch, bệnh đường hô hấp, tiểu đường, các bệnh viêm nhiễm so với người ít ăn thịt đỏ. 5 - Gluten Với người bị mắc chứng không dung nạp gluten (celiac disease), gluten có thể nguy hại vì protein này gây ra phản ứng tự miễn trong đường ruột, làm hại thành ruột. Những người không có bất ổn này vẫn cảm thấy khó chịu sau khi ăn các thực phẩm chứa gluten - là người bị chứng nhạy cảm hay không dung nạp gluten. Tuy nhiên, đại đa số chúng ta lại không vấn đề gì khi hấp thu gluten, theo Bệnh viện Mayo. 6 - Thói quen ăn khuya Các nhà dinh dưỡng từng nói rằng “calori chỉ là calori”, cho dù bạn hấp thu nó như thế nào đi nữa. Các nghiên cứu mới đây gợi ý cơ thể của bạn được “trang bị” tốt hơn để tiêu hóa các bữa ăn sớm trong ngày. Tụy sản xuất nhiều insulin hơn vào ban ngày, các men và các quá trình tiêu hóa cũng hoạt động tích cực hơn vào ban ngày - theo tờ New York Times. Một số nghiên cứu gần đây cho thấy người trưởng thành ăn bữa sáng hoành tráng, bữa trưa vừa phải và bữa tối nhỏ có điểm số tốt hơn khi kiểm tra đường huyết, mức insulin và các yếu tố nguy cơ tim mạch so với người ăn thịnh soạn vào ban đêm. 7 - Các dạng vitamin bổ sung Trẻ em ở các quốc gia đang phát triển ăn uống thiếu thốn có thể bị thiếu chất - điều này gây nguy hại tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ - tuy nhiên, tình trạng này có thể điều trị được. Ví dụ, thiếu vitamin A có thể gây mù lòa nhưng nếu ăn các thực phẩm có tích hợp vitamin và khoáng chất thì không cần dùng đến các chế phẩm bổ sung qua đường uống. 8 - Các xét nghiệm ung thư tuyến tiền liệt Cũng vào những năm 90 của thế kỷ trước, các chuyên gia sức khỏe khuyên nam giới nên thực hiện xét nghiệm máu PSA hàng năm vì mức PSA cao cho thấy tình trạng ung thư. Nhưng về sau, các nhà nghiên cứu nhận ra rằng tình trạng này không quá nguy hiểm vì viêm nhiễm hay phì đại tuyến tiền liệt đều làm cho mức PSA tăng cao và các chuyên gia đã điều chỉnh lại các khuyến nghị của mình - theo Viện Ung thư Quốc gia. Trần Trọng Hiếu
Bình luận
Gửi bình luận của bạn
|
Tin nhiều người đọc Danh bạ website Phật giáo Sự kiện - Hội thảo
Đăng ký bản tin |