Chi tiết tin tức

9 bất ổn sức khỏe có liên quan đến tăng cân

19:11:00 - 17/05/2020
(PGNĐ) -  Tăng cân có thể là biểu hiện hoặc kết quả của một số bất ổn khác trong cơ thể. Khi bạn tăng cân và kèm theo các biểu sau thì đó là sự tăng cân không khỏe mạnh, cần được can thiệp và điều trị.

1. Tăng tích mỡ vùng bụng

 

Phần trọng lượng tăng thêm không được tạo ra một cách giống nhau ở các phần trong cơ thể. Nếu bạn tăng cân và tích mỡ chủ yếu ở vùng bụng, đây là dấu hiệu của các vấn đề tim mạch.

 

beo phi 2.jpg
Vòng bụng càng tăng, nguy cơ mắc các bất ổn tim mạch càng cao - Ảnh minh họa

 

Nghiên cứu phát hành năm 2016 trên tạp chí Tim mạch Hoa Kỳ cho thấy, trọng lượng vùng bụng càng tăng, nguy cơ bệnh tim mạch càng cao. 

 

Các tế bào mỡ ở vùng bụng làm cho tình trạng kháng insulin nghiêm trọng hơn, gây ra huyết áp cao, cholesterol cao và làm tăng nguy cơ tiểu đường tuýp 2. 

 

2. Ăn nhiều đồ ngọt

 

Các nghiên cứu gợi ý rằng lượng đường hấp thu vào cơ thể thúc đẩy bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, ăn nhiều đường cũng gây tăng cân - yếu tố nguy cơ của tiểu đường.

 

Theo thống kê, khoảng 90% bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 là người thừa cân hoặc béo phì. Trọng lượng tăng thêm làm thay đổi quá trình trao đổi chất, gây ra tình trạng kháng insulin, làm tăng nguy cơ tiểu đường về sau. Khi tụy phải tiết ra nhiều insulin hơn để cân bằng đường huyết, nó sẽ suy kiệt, đường huyết tăng dẫn đến tiểu đường.

 

Lưu ý rằng, các thuốc trị tiểu đường cũng gây tăng cân vì cho phép cơ thể hấp thu nhiều đường hơn.

 

3. Tăng cân nhưng cơ thể không có năng lượng

 

Một trong những lý do khiến bạn luôn cảm thấy mệt mỏi có thể do chứng suy giáp. Bất ổn này làm rối loạn thể trọng của chúng ta.


Các hormone tuyến giáp ảnh hưởng đến từng mô trong cơ thể con người. Nếu tuyến giáp không sản xuất đủ hormone, các quá trình trong cơ thể đều bắt đầu bị chậm lại. Chứng suy giáp làm trì trệ quá trình trao đổi chất, gây ra tăng cân và mức cholesterol cao bất thường. 

 

4. Tinh thần đi xuống

 

Nhiều nghiên cứu cho thấy, béo phì làm tăng nguy cơ trầm cảm và trầm cảm cũng có thể làm tăng nguy cơ béo phì. 

 

Người bị suy nhược tinh thần, trầm cảm có thể không ăn, không ngủ và không chịu vận động - điều này dẫn đến tăng cân và ảnh hưởng xấu đến chức năng não bộ, gây ra mệt mỏi. 

 

5. Bạn đang được điều trị trầm cảm

 

Thuốc trị trầm cảmcũng gây tăng cân. Các thuốc này làm thay đổi về mặt hóa học của các dẫn truyền thần kinh trong não bộ để làm giảm các biểu hiện của trầm cảm.


Tuy nhiên, thuốc trị trầm cảm cũng làm rối loạn chuyển hóa trong cơ thể, gây tăng cân. Các chuyên gia khuyên nên duy trì sự cân bằng như ăn uống khoa học, ngủ đủ giấc và thể dục vận động thường xuyên để tránh nguy cơ trầm cảm và béo phì.

 

6. Bạn đang bị stress

 

Đau nhức cơ thể và tăng cân là biểu hiện của stress. Stress làm tăng mức hormone cortisol trong cơ thể. 

 

Bạn nên thực hiện các kỹ thuật quản lý stress như thiền tập, yoga, nghe nhạc êm dịu hay đi bộ để giải tỏa stress - lời khuyên từ các chuyên gia về stress. 

 

7. Ngủ không đủ giấc

 

Mất ngủ gây ra nhiều bất ổn sức khỏe, trong đó có tăng cân. Người có chất lượng giấc ngủ kém có mức ghrelin (hormone làm tăng sự thèm ăn) cao hơn và mức leptin (hormone làm giảm sự thèm ăn) thấp hơn. 

 

Theo đó, khi ngủ ngon và đủ giấc, bạn sẽ có nhiều năng lượng và động lực để thể dục vận động, giúp giảm cân hiệu quả và bền vững hơn.

 

8. Bạn khó thở khi ngủ vào ban đêm

 

Một bất ổn giấc ngủ khác có liên quan đến tăng cân là chứng ngừng thở khi ngủ. Tăng cân cũng gây hẹp đường thở ở phần cổ, tăng nguy cơ mắc chứng ngừng thở khi ngủ.

 

9. Đau khớp 

 

Theo Cơ quan Phòng chống và Kiểm soát Bệnh tật Hoa Kỳ, khoảng 23% người trưởng thành tại nước này bị chứng viêm khớp và chủ yếu là thoái hóa khớp.


Các biểu hiện như đau, nhức, tê cứng và sưng trong các khớp có thể nghiêm trọng hơn khi tăng cân. Và trọng lượng cũng đóng góp vào sự phát triển của bệnh này - theo Viện Lão hóa Quốc gia Hoa Kỳ. 

 

Tăng cân và béo phì là yếu tố nguy cơ quan trọng trong việc làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp ở tay và đầu gối. Các nghiên cứu cho thấy, giảm thể trọng sẽ giảm đáng kể nguy cơ thoái hóa khớp. 

 

Đức Hòa

(theo Live Science)

Nguồn: GNO

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin