Chi tiết tin tức Ăn như thế nào dẫn tới nguy cơ mắc ung thư vú? 17:26:00 - 10/04/2017
(PGNĐ) - Chế độ ăn có tính viêm nhiễm cao (inflammatory diet) ở tuổi thanh thiếu niên có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú về sau, theo một nghiên cứu mới đây.
Các chuyên gia quan sát người nữ khi còn là học sinh trung học có các chế độ ăn gây viêm nhiễm cao cho cơ thể. Kết quả cho thấy, nhóm đối tượng này có khả năng cao phát triển ung thư vú khi trưởng thành trước tuổi mãn kinh so với nhóm có các chế độ ăn khác khi còn là thanh thiếu niên. Người nữ có chế độ ăn gây viêm nhiễm cao trong suốt các độ tuổi 20, 30, 40 cũng có nguy cơ mắc ung thứ vú cao trước khi mãn kinh.
Thế nào là chế độ ăn gây viêm nhiễm cao? Chế độ ăn gây viêm nhiễm cao là chế độ ăn có hàm lượng thấp rau củ quả nhưng giàu các thực phẩm chứa chất tạo ngọt, nước ngọt các loại, đường tinh luyện và carbohydrate, thịt đỏ, thịt hộp và bơ thực vật (magarine). Đây là khẳng định chuyên gia dịch tễ học Karin B. Michels, Đại học California. Hấp thu nhiều các loại thực phẩm kể trên sẽ làm tăng mức viêm nhiễm trong cơ thể. Các kết quả nghiên cứu gợi ý rằng thói quen ăn uống gây ra sự viêm nhiễm kinh niên khi còn ở tuổi thanh thiếu niên thật sự làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú trước tuổi mãn kinh, chuyên gia nhấn mạnh. Nhiều tác nhân ảnh hưởng đến nguy cơ mắc ung thư vú như các yếu tố về gene, nhân khẩu học hay các yếu tố thuộc về lối sống. Nghiên cứu này khẳng định, chế độ ăn uống làm tăng viêm nhiễm cho cơ thể cũng có thể là một tác nhân thêm vào tác động đến nguy cơ mắc ung thư vú ở người nữ. Trong nghiên cứu này, các chuyên gia phân tích thông tin từ hơn 45.000 nữ y tá, có tuổi từ 27-44 và thời gian theo dõi của nghiên cứu là 22 năm. Cứ mỗi 4 năm một lần, người tham gia trả lời các câu hỏi về chế độ ăn hiện thời của họ. Ngoài ra, khi ở vào tuổi 33-52, họ được yêu cầu hoàn thành bảng khảo sát về các loại thực phẩm đã từng ăn khi còn học trung học. Người tham gia được chia làm 5 nhóm theo mức “điểm viêm nhiễm” (inflammatory score) đối với các chế độ ăn thời trung học. Theo đó, người thuộc nhóm điểm cao nhất có đến 35% nguy cơ cao hơn phát triển ung thư vú trước tuổi mãn kinh, so với nhóm có điểm viêm nhiễm thấp nhất. Các chuyên gia cũng tiến hành phân tích tương tự điểm viêm nhiễm đối với chế độ ăn ở người tham gia khi đến tuổi 27-44. Kết quả cho thấy, người có điểm viêm nhiễm cao nhất có 41% nguy cơ phát triển ung thư vú trước tuổi mãn kinh so với các đối tượng có mức điểm thấp nhất. Các chuyên gia không tìm thấy sự liên hệ giữa chế độ ăn gây viêm nhiễm và nguy cơ ung thư vú sau mãn kinh. Nghiên cứu này được phát hành trên Tạp chí Nghiên cứu Ung thư tháng 1 qua. Đức Hòa
Bình luận
Gửi bình luận của bạn
|
Tin nhiều người đọc Danh bạ website Phật giáo Sự kiện - Hội thảo
Đăng ký bản tin |