Chi tiết tin tức

Ăn vặt nhiều có gây bệnh tiểu đường?­

10:29:00 - 18/07/2016
(PGNĐ) -  Ngày nay, các thực phẩm chế biến sẵn tràn ngập khắp nơi, nhất là trong các siêu thị hay các cửa hàng tiện lợi.

Thống kê từ các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Bắc Carolina (Chapel Hill, Hoa Kỳ) cho thấy: Người dân Hoa Kỳ (nam và nữ giới) đã tăng mức năng lượng hấp thu mỗi ngày của mình đến 570 calori so với mức năng lượng được hấp thu vào cuối những năm 70 của thế kỷ trước.

Một nghiên cứu khác gần đây xuất bản trên Tạp chí Obesity Research & Clinical Practice khẳng định, người ở tuổi 25 (hiện nay) đang phải cố gắng ăn ít lại và tập thể dục nhiều để tránh béo phì, so với 20, 30 năm cách đây.

an vat.jpg

Ăn vặt tác động xấu đến vai trò của insulin trong cơ thể

Đồng thời, tỷ lệ béo phì và tiểu đường ở Hoa Kỳ cũng tăng lên. Theo nghiên cứu về tác động của thực phẩm lên cơ thể đăng trên Tạp chí Experimental Physiology, mức chất béo, đường và carbohydrate cao ảnh hưởng xấu đến sự trao đổi chất và làm tăng tình trạng kháng insulin của cơ thể. Vì thận giúp cân bằng insulin và đường huyết để ngăn ngừa tiểu đường nên thận cũng có nhiều nguy cơ mắc bệnh từ việc ăn vặt.

Nghiên cứu tiến hành trên nhiều nhóm vật thử khác nhau. Một nhóm chỉ ăn uống bình thường theo mức tiêu chuẩn, một nhóm được cho ăn thêm thức ăn vặt và nhóm còn lại có 60% chất béo trong chế độ ăn. Thức ăn vặt ở đây là các loại như khoai tây chiên, phô-mai, bánh muffin, donut, bánh quy và sô-cô-la.

Để theo dõi tác động của chế độ ăn, các chuyên gia kiểm tra mức đường huyết và sự vận chuyển glucose đến thận của các vật thử. Được điều chỉnh bởi insulin, đường huyết được vận chuyển giữa thận và máu, được gọi là sự tái hấp thu glucose ở thận. Nếu thận không tái hấp thu glucose thì glucose sẽ được tìm thấy trong nước tiểu, đây chính là dấu hiệu của tiểu đường.

Kết quả nghiên cứu cho thấy hai loại protein vận chuyển GLUT và SGLT cùng các protein điều chỉnh khác có mặt trong các vật thử mắc chứng tiểu đường tuýp 2, cũng như ở các vật thử được cho ăn vặt và có chế độ ăn với hàm lượng chất béo cao.

Bệnh thận là biến chứng nguy hiểm sau tiểu đường

Sự biểu hiện (hoạt tính) của GLUT tăng lên một cách đặc biệt, biểu hiện thông qua sự biến động của mức đường huyết như thường thấy ở các bệnh nhân tiểu đường. Nghiên cứu này cho thấy sự biểu hiện của GLUT có liên quan đến sự tập trung của glucose, là yếu tố tiềm ẩn gây ra các bệnh về thận.

Bệnh thận là biến chứng quan trọng sau tiểu đường, đặc biệt là khi mức đường huyết không được kiểm soát một cách hiệu quả - các chuyên gia cho biết thêm. Mặc dù y học đã tìm ra dòng ức chế vận chuyển (transporter inhibitors) giúp bệnh nhân tiểu đường kiểm soát đường huyết nhưng các thuốc này không thể bảo vệ cơ thể khỏi các chứng bệnh có liên quan khác.

Bác sĩ Havovi Chichger, Đại học Anglia Ruskin (Vương quốc Anh) khẳng định: Hiểu được tác động của chế độ ăn lên việc kiểm soát đường huyết ở thận và hoạt động của các ức chế vận chuyển có thể giúp bảo vệ thận khỏi các tổn thương có thể dẫn đến các bệnh về thận.

Đức Hòa
(theo Medical Daily)

Nguồn: GNO

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin