Chi tiết tin tức

Bệnh nhân huyết áp nên gần gũi thiên nhiên

21:57:00 - 06/07/2016
(PGNĐ) -  Một nửa dân số thế giới (3,5 tỷ người) đang sống ở đô thị và con số này được dự báo sẽ tăng lên đến 5 tỷ người vào giữa thế kỷ này - theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Một nghiên cứu gần đây cho thấy con người có thể sống xa tự nhiên nhưng đây không phải là một ý tưởng đúng đắn cho sức khỏe.

Các nhà nghiên cứu Đại học Queensland là những người đầu tiên đưa ra lời khuyên rằng người dân thành thị nên thường xuyên gần gũi với thiên nhiên để có một sức khỏe tốt hơn.

khonggianxanh.jpg
Thiết kế xanh giúp cho người bệnh thư giãn tốt hơn

Nghiên cứu đã khẳng định tác dụng tích cực của thiên nhiên với sức khỏe

Nhiều chuyên gia xem thiên nhiên là “thuốc giải độc” của thế kỷ 21, bảo vệ con người khỏi béo phì (nhất là ở trẻ em) và thậm chí là giúp giảm thiểu số lượng tội phạm. Thống kê từ các nghiên cứu trong 40 năm qua đã khẳng định tác dụng của thiên thiên với sức khỏe con người như: giúp hạ huyết áp cao, giảm tỷ lệ bệnh tim mạch, dị ứng, cải thiện sức khỏe tâm thần,…

Kết quả là, chúng ta đã nhìn thấy các thành phố lớn hay các trung tâm đô thị (mega city) trên thế giới đều đã và đang tăng cường, nâng cấp diện tích và chất lượng mảnh xanh. Nhất là Hoa Kỳ, 100 thành phố lớn của nước này đã dành ra 6 tỷ đô-la Mỹ cho mảng xanh đô thị chỉ trong năm 2015.

Các chuyên gia đã tìm hiểu mức độ hòa nhập với thiên nhiên thường xuyên như thế nào thì có thể mang lại hiệu quả giảm huyết áp cao và cải thiện trạng thái tinh thần. Và vì các cảnh quan tự nhiên đều không giống nhau nên các nhà nghiên cứu cũng đo số lượng và chất lượng của các mảng xanh có thể tác động tốt đến sức khỏe con người.

Nên dành 30 phút hòa nhập với thiên nhiên, mỗi tuần một lần

Kết quả cho thấy, mỗi người chúng ta đều cần khoảng ít nhất 30 phút gần gũi với thiên nhiên, mỗi tuần một lần.

Nhóm nghiên cứu khảo sát 1.538 người từ 18-70 tuổi sống ở Brisbane, Úc - thành phố mà người dân có cơ hội và điều kiện hòa nhập với thiên nhiên cao vì có khoảng 2.000 feet vuông mảng xanh đầu người và tỷ lệ cây xanh là 36%. Các thông tin về xã hội và nhân khẩu học của người tham gia được ghi nhận, trong đó có 4 vấn đề sức khỏe được khoa học chứng minh là có thể cải thiện được nhờ gần gũi thiên nhiên như: huyết áp cao, tương tác xã hội, mức độ thường xuyên vận động thể chất và suy nhược tinh thần.

Theo nghiên cứu, cảnh quan thiên nhiên có nhiều cây xanh giúp cải thiện thể chất, tinh thần và sự hòa nhập xã hội nhờ tác dụng giảm stress và rối loạn tinh thần vì thiên nhiên là nơi chúng ta hay nhóm bạn bè lại để gặp gỡ hoặc tập thể dục.

Nghiên cứu cũng cho thấy nếu dành ít nhất 30 phút đến nơi có cảnh quan thiên nhiên mỗi tuần một lần  sẽ giảm được các triệu chứng của huyết áp cao và suy nhược tinh thần. Nếu không dành được thời gian gần gũi tự nhiên thì nguy cơ suy nhược tinh thần tăng lên 7% và nguy cơ huyết áp cao tăng lên 9%.

Ngoài ra, người nào có sự tận hưởng thiên nhiên thì sự kết nối xã hội cao hơn, khả năng thể chất tốt hơn dù bản thân họ không hề bị huyết áp cao hay suy nhược tinh thần.

Được biết, tại Australia chi phí điều trị suy nhược tinh thần được ước tính vào khoảng 12,6 tỷ đô-la Úc mỗi năm. Và giải pháp gần gũi với thiên nhiên không chỉ giúp tiết kiệm ngân sách quốc gia mà còn mang đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Trần Trọng Hiếu
(theo Medical Daily)

Nguồn: GNO

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin