Chi tiết tin tức

Cảnh báo từ WHO: Nước tăng lực gây hại cho sức khỏe

16:31:00 - 08/12/2016
(PGNĐ) -  Nước tăng lực vốn được xem là không tốt cho sức khỏe do có chứa nhiều caffeine, đặc biệt là có thể gây hại cho trẻ nhỏ.


Nước tăng lực gây nhiều nguy cơ cho sức khỏe

 

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) mới đây đã lên tiếng cảnh báo cộng đồng về những mối nguy hiểm này. Theo đó, người lớn có thói quen uống nhiều cà phê. Trẻ em thì lại “mê” các loại nước tăng lực để lạnh hay được làm mát.

Tổ chức An toàn Thực phẩm châu Âu khẳng định, có đến 18% trẻ nhỏ dưới 10 tuổi hấp thu nước tăng lực các loại, con số này vào khoảng 2/3 số thanh thiếu niên có sở thích uống các loại nước tăng lực.

WHO đã xem xét các bằng chứng khoa học về nước tăng lực và đã xác nhận các nguy cơ sức khỏe khi uống nhiều nước tăng lực do sự hấp thu quá nhiều caffeine trong thời gian quá ngắn.

Các biểu hiện sức khỏe tiêu cực do hấp thu quá nhiều caffeine từ nước tăng lực là: rối loạn nhịp tim, huyết áp tăng nhanh, choáng và buồn nôn, co giật, loạn tâm thần và có một số ít bị đột tử.

Một ca hiếm được WHO dẫn chứng là một cô gái 16 tuổi đang du lịch ở Mexico đã tử vong do đau tim sau khi uống nước tăng lực. Theo Trung tâm Khoa học Hoa Kỳ, có khoảng 34 người dân Hoa Kỳ đã tử vong sau khi uống nước tăng lực, kể từ năm 2004. Điều này buộc các thương hiệu nước tăng lực phải trung thực, công khai hàm lượng các thành phần trong thức uống một cách rõ ràng và dễ dàng nhận biết nhất.

Các nhà khoa học của WHO cũng cho rằng dù có các quy định về vấn đề này nhưng chưa đủ chặt chẽ và mạnh mẽ. WHO muốn có thêm sự giáo dục và tuyên truyền cho cộng đồng về nguy cơ sức khỏe khác khi hấp thu các thức uống có cồn và các loại nước tăng lực đồng thời với nhau.

Hiện chưa có đủ nghiên cứu xác định chính xác mức nguy hiểm về số lượng thức uống tăng lực hấp thu và nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng nhất có thể xảy ra. Và đặc biệt là chưa có nhiều nghiên cứu về lĩnh vực này được tiến hành ở trẻ nhỏ dù đây là vấn đề sức khỏe hết sức nghiêm trọng và cần được ý thức bởi cộng đồng.

Các nhận định này được đăng trên Tạp chí Frontiers in Public Health trong thời gian gần đây.

Trần Trọng Hiếu
(theo Medical Daily)

Nguồn: GNO

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin