Chi tiết tin tức Đau do lở miệng: triệu chứng và điều trị 16:34:00 - 13/09/2017
(PGNĐ) - Đau do các vết lở miệng (các vết loét ở vùng miệng - aphthous ulcers) - những nốt nhỏ gây đau bên trong miệng có thể xuất hiện ở cả nam và nữ, trong bất kỳ độ tuổi nào nhưng thường phổ biến hơn ở nữ và nhóm người trong độ tuổi từ 10-40.
Có khoảng 20% dân số Hoa Kỳ có bất ổn vùng miệng này, theo Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH). Các vết lở miệng thường rất đau đớn nhưng lại lành tính.
Các loại vết lở ở miệng và biểu hiện Có ba dạng vết lở ở miệng: nhỏ, lớn và dạng ec-pet (herpetiform). Các vết lở nhỏ là dạng phổ biến nhất, có đường kính khoảng 12 mm, hình bầu dục - theo Bệnh viện Mayo. Các vết đau này thường tự khỏi sau vài ngày và mất đi không để lại sẹo trong một hoặc hai tuần mà không cần dùng thuốc gì cả. Các vết lở lớn có đường kính lớn hơn, hình dạng bất thường hơn và có thể mất đến 6 tuần để lành lại và có thể để lại sẹo. Dạng ec-pet là dạng ít phổ biến nhất; thường xuất hiện ở người lớn tuổi hơn, trong nhóm tuổi từ 10-100. Vết đau có đường kính không quá 3 mm, có hình dáng bất thường và tự lành sau một đến hai tuần. Với ba dạng vết lở nói trên thì thường không kèm theo sốt, không bị sưng hạch bạch huyết, không đem lại cảm giác bơ phờ, mệt mỏi. Bạn có thể có cảm giác ngứa ran trong miệng trước khi các vết loét xuất hiện. Do đâu chúng ta bị các vết lở miệng? Không có một nguyên nhân đơn lẻ nào gây ra các vết lở miệng, theo Thư viện Y dược Quốc gia Hoa Kỳ. Nhiều vết loét được gây ra bởi các tổn thương nhỏ trong miệng do chúng ta vô tình cắn trúng lưỡi hay vùng da bên trong vị trí má, tổn thương từ nha vụ (các thao tác chăm sóc răng miệng), do ăn thức ăn quá cay, quá nhiều axit hay do các tổn thương khi chải răng. Sự thay đổi về hormone, dị ứng thực phẩm, các trạng thái tự nhiễm, nhiễm virus hay yếu tố về gene đều là các nguyên nhân có thể gây ra các vết lở miệng. Các vết lở miệng cũng được cho là do stress gây ra: bị căng thẳng kéo dài, trong thời gian của chu kỳ kinh nguyệt ở người nữ. Ngoài ra, kem đánh răng và các loại nước vệ sinh răng miệng có chứa muối lauryl sulfate là nguy cơ tiềm ẩn gây ra các vết loét miệng. Thêm vào đó, vi khuẩn Heliobacter pylori gây ra khối u dạ dày, bị các bất ổn đường ruột như bệnh Celiac, bệnh viêm ruột hay bệnh Behcet đều có thể gây ra các vết lở miệng. Điều trị các vết lở miệng như thế nào? Hầu hết các vết lở miệng đều sẽ tự khỏi, một số điều trị chứa các thành phần như carbamide peroxide, menthol, eucalyptus và benzocaine có thể hỗ trợ giảm đau. Cần đến gặp bác sĩ trong các trường hợp sau: có kèm theo sốt cao, vết lở lan rộng ra, vết lở to bất thường, không lành sau ba tuần hoặc lâu hơn, có các cơn đau dữ dội dù đã có uống thuốc giảm đau. Vì các vết lở miệng có thể có liên quan đến chế độ ăn thiếu folic acid, thiamine (vitamin B1), kẽm, vitamin B12 hay sắt nên đôi khi các bác sĩ sẽ kê toa bổ sung các dưỡng chất này. Các vết lở miệng không thể ngăn chặn hoàn toàn nhưng chúng ta có thể giảm thiểu nguy cơ có liên quan gây ra lở miệng như: hạn chế ăn đồ chiên, đồ cay, các món nhiều gia vị, nhiều axit gây kích ứng vùng miệng - theo Bệnh viện Mayo. Ngoài ra, vệ sinh răng miệng cẩn thận, tránh nói chuyện trong khi ăn để tránh các tổn thương làm phát sinh các vết lở miệng. Trần Trọng Hiếu
Bình luận
Gửi bình luận của bạn
|
Tin nhiều người đọc Danh bạ website Phật giáo Sự kiện - Hội thảo
Đăng ký bản tin |