Chi tiết tin tức

Dấu hiệu và một số cách phòng tránh cảm cúm

19:44:00 - 20/12/2016
(PGNĐ) -  Cảm cúm là bệnh khá phổ biến và cao điểm của bệnh là vào mùa lạnh. Bệnh viện Cleveland đã đưa ra một số lời khuyên, gồm các bước thật đơn giản giúp ngăn ngừa bệnh cúm và các bệnh thông thường khác.

Cụ thể như sau:

- Hãy rửa tay thật sạch bằng các loại nước rửa tay diệt khuẩn không gây hại cho da và sức khỏe. Tránh chạm tay vào vùng mặt và luôn rửa tay trước mỗi bữa ăn.

- Nếu biết ai đó đã bị bệnh, bạn hãy làm sạch và vô nhiễm các bề mặt vật dụng có dính dịch của người bệnh đó.

- Thúc đẩy hệ miễn dịch của cơ thể bằng cách ăn nhiều trái cây tươi và rau củ, tập thể dục, quản lý stress và tốt nhất là tránh các thức uống có cồn, thuốc lá và các chất kích thích khác.

- Tiêm ngừa cúm cũng giúp giảm nguy cơ bị virus cúm xâm nhập và cũng giúp làm dịu các biểu hiện nghiêm trọng của bệnh.

camcum.jpg
Cảm cúm là bệnh khá phổ biến và cao điểm của bệnh là vào mùa lạnh

Dễ nhầm lẫn triệu chứng của cúm và các bệnh khác

Nhiều người nhầm lẫn cảm cúm và các loại bệnh khác. Không giống như cảm lạnh, virus cúm xâm nhập vào cơ thể một cách đột ngột và tăng triển hoạt động rất nhanh. Bạn sẽ bị sốt cao, ho nhiều, thường có thêm các vùng đau nhức trên thân thể, nôn mửa. Một số triệu chứng này không có khi bị cảm lạnh.

Bệnh cảm cúm thường làm bạn phải “nằm vật” ra giường ngay nhưng sẽ không lâu khỏi như cảm lạnh. Cảm lạnh có thể kéo dài trong vài tuần.

Có một loại cúm khác xâm nhập vào vùng dạ dày, khác với cúm theo mùa. Bệnh này do một loại virus khác nhắm vào đường ruột trong khi virus cúm theo mùa lại tấn công vào đường hô hấp. Virus cúm dạ dày có thể gây ra nôn mửa và tiêu chảy nghiêm trọng, vì thế bạn nên hết sức cẩn trọng.

Điều trị cúm như thế nào?

Cúm do virus gây ra, chứ không phải vi khuẩn nên kháng sinh sẽ không có tác dụng trong điều trị cúm. Bệnh cúm sẽ “hoạt động theo cách riêng của nó” và nếu cần thiết thì có thể điều trị các triệu chứng.

Dưới đây là một số cách làm dịu triệu chứng của cúm do bác sĩ Douglas W. Harley, thuộc Bệnh viện Cleveland gợi ý, như sau:

- Hãy bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể. Uống nhiều nước lọc, nước ép trái cây và ăn súp.

- Làm ẩm hay dùng các loại xịt mũi để chống khô mũi, giúp mũi thông thoáng và dễ thở.

- Súc miệng bằng nước muối ấm để giảm ho, dùng trà thảo dược với mật ong để làm dịu đau cổ.

- Có thể giảm đau và giảm sốt bằng các thuốc như aspirin, acetaminophen, ibuprofen hay naproxen.

Hầu hết chúng ta có thể tự điều trị cúm cho mình tại nhà. Tuy nhiên, nhóm đối tượng có nguy cơ cao như trẻ nhỏ, phụ nữ đang mang thai, người cao tuổi và các bệnh nhân có hệ miễn nhiễm kém (chẳng hạn như bệnh nhân ung thư) thì phải được chỉ định điều trị của bác sĩ chứ không nên tự tiện dùng thuốc.

Nên lưu ý một số dấu hiệu trở nặng của bệnh cúm cần sự can thiệp của các bác sĩ:

- Hơi thở ngắn, khó thở.

- Bị đau tức ngực.

- Mất phương hướng, choáng hay ngất xỉu.

- Nôn mửa liên tục và nghiêm trọng.

- Các triệu chứng của cúm đã được cải thiện nhưng quay lại kèm theo sốt và ho nặng hơn.

Huệ Trần
(theo Medical Daily)

Nguồn: GNO

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin