Chi tiết tin tức

Điều kiện kinh tế tác động đến sức khỏe của trẻ

20:01:00 - 23/08/2016
(PGNĐ) -  Trong thời gian kinh tế khó khăn, nguy cơ trẻ trở nên béo phì hoặc thừa cân có thể tăng lên theo tỷ lệ thất nghiệp của cộng đồng, theo một nghiên cứu gần đây của California.

Các khó khăn khác nhau của nền kinh tế sẽ đem lại những tác động khác nhau lên sự phát triển của trẻ. Ví dụ, các nhà nghiên cứu khẳng định, sau khó khăn kinh tế năm 2007 tại Hoa Kỳ thì trẻ ở các khu vực bị khủng hoảng nghiêm trọng có xu hướng sụt cân đáng kể.

Chúng ta thường nghĩ rằng biến động kinh tế sẽ ảnh hưởng chủ yếu đến người lớn nhưng trẻ con cũng bị ảnh hưởng từ bất ổn này - theo nhà nghiên cứu Vanessa Oddo, trường Y khoa Johns Hopkins Bloomberg (Baltimore). Nói cách khác, trẻ em cũng là đối tượng của các tác động tiêu cực kéo dài đến sức khỏe từ các biến động kinh tế.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống Bệnh tật Hoa Kỳ - CDC, trẻ thuộc gia đình có thu nhập thấp có khả năng béo phì cao hơn trẻ thuộc các gia đình có thu nhập cao hơn, và cũng thường có nguy cơ cao hơn với bệnh tiểu đường.

 

Ảnh chỉ mang tính minh họa

 

Để tìm hiểu tác động của biến động kinh tế lên nguy cơ béo phì của trẻ, các chuyên gia quan sát các chỉ số biến động kinh tế ở California trong các năm 2008-2012, trong đó có mức độ thất nghiệp và cầm cố nhà cửa vì vay nợ. Các chuyên gia cũng nghiên cứu dữ liệu về chiều cao và cân nặng (chỉ số khối cơ thể BMI) của khoảng 1,7 triệu trẻ đang độ tuổi đi học, với tuổi trung bình là 13 và một nửa trong số này là gốc Latin.

Các chuyên gia so sánh các chỉ số kinh tế và thay đổi về chỉ số khối cơ thể BMI của trẻ. Trong thời gian nghiên cứu, cứ 1% tỷ lệ thất nghiệp trong cộng đồng tăng lên thì có 14% tăng lên trong chỉ số BMI của trẻ.

Chúng tôi cho rằng, khi tỷ lệ thất nghiệp tăng lên đồng nghĩa với việc thu nhập bị giảm sút, việc mua và bổ sung rau củ quả hay các thức ăn khỏe mạnh khác cho cơ thể vào chế độ ăn trở nên khó khăn hơn đối với các gia đình. Tình hình này dẫn đến việc trẻ phải hấp thu các thức ăn công nghiệp, chế biến sẵn rẻ tiền hơn - theo các nhà nghiên cứu.

Và cũng khi kinh tế khó khăn, các gia đình không đủ điều kiện đưa trẻ đến những nơi có thể tham gia các trò chơi vận động, kết nối cộng đồng. Nói cách khác, cơ hội thể dục và vận động của trẻ bị hạn chế.

“Ngày càng có nhiều bằng chứng khoa học cho thấy các yếu tố liên quan tới đói nghèo như thất nghiệp, sự thiếu ổn định về chỗ ở, chế độ ăn không đảm bảo đều có tác động đến sức khỏe của trẻ nhỏ”, chia sẻ của TS.Laura Gottlieb (Đại học California, San Francisco) chuyên gia nghiên cứu về đói nghèo và béo phì ở trẻ. 

Đức Hòa 
(theo Reuters)

Nguồn: GNO

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin