Chi tiết tin tức 5 công dụng tuyệt vời của dầu dừa 16:47:00 - 22/07/2016
(PGNĐ) - Dầu dừa là loại thực phẩm có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Dầu dừa rất tốt cho tim mạch, giúp cơ thể vận hành một cách nhẹ nhàng và hiệu quả.
Trong dầu dừa có sự kết hợp của nhiều loại axit béo, các chuỗi axit béo MCFAs (medium chain fatty acids) với các thành phần chống oxy hóa, giúp cơ thể hấp thu các khoáng chất, theo Healthline.
1 - Dầu dừa giúp giảm cholesterol Dầu dừa chứa một số chất béo bão hòa giúp thúc đẩy mức cholesterol tốt HDL và giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Bên cạnh đó, trong dầu dừa còn có các chuỗi axit béo đặc biệt là lauric, capric và myristic axit. Tất các các chuỗi axit này đều có tác dụng hạ cholesterol cao. Điều gây ngạc nhiên là dầu dừa giúp thúc đẩy lượng cholesterol có lợi HDL nhiều hơn lượng cholesterol tổng hay tổng cholesterol xấu LDL. Đồng thời, tỷ lệ cholesterol tổng và cholesterol HDL, triglyceride và cholesterol HDL, cholesterol LDL và cholesterol HDL cũng được cải thiện - theo TS. Alex Rinehart, người sáng lập Trung tâm Dinh dưỡng Arizona (Goodyear). Điều này tương ứng với kết quả một nghiên cứu đăng trên Tạp chí Chất béo năm 2009, rằng dầu dừa giúp giảm cholesterol tổng và cholesterol LDL, giúp tăng cường mức cholesterol HDL tốt nhiều hơn, so với dầu nành. 2 - Dầu dừa giúp giảm cân Các chuỗi triglyceride (medium-chain triglyceride - MCTs) trong dầu dừa giúp tăng tốc việc sử dụng năng lượng so với các chất béo khác. Vì năng lượng trong dầu dừa được sử dụng nhanh hơn các nguồn năng lượng khác nên không tạo thêm tế bào mỡ và cũng không gây tăng cân. Sự tiêu hóa ở gan diễn ra chậm hơn, thúc đẩy trao đổi chất. Một nghiên cứu năm 2011 phát hành trên Tạp chí National Center for Biotechnology Information Pharmacology cho thấy, vòng bụng giảm được gần 2,8 cm sau 4 tuần liên tục dùng 29,6 ml dầu dừa mỗi ngày. Người tham gia nghiên cứu này không tập thể dục thêm hay không áp dụng chế độ ăn kiêng nào khác ngoài việc ăn dầu dừa mỗi ngày với lượng nói trên. 3 - Tăng độ ẩm cho da Dầu dừa có thể được sử dụng như chất giữ ẩm cho da nhờ có chứa nhiều vitamin E và các chất chống oxy hóa, giúp tránh sự phá hủy các mô trong cơ thể vì oxy hóa là nguyên nhân chính gây ra lão hóa da. Bác sĩ Cynthia Bailey, chuyên gia dịch tễ học ở Sebastopol (California) cho biết, dùng dầu dừa như chất dưỡng ẩm giúp giảm tác hại của loại vi trùng trên da có tên là staph aureus. Các thành phần kháng khuẩn có mặt trong dầu dừa cũng có tác dụng tốt, chống lại sự hình thành và phát triển của mụn, chàm, vẩy nến và các khuẩn tụ cầu. Một nghiên cứu khác năm 2014 cũng khẳng định dầu dừa có thể giúp cải thiện độ ẩm của da ở người có da khô. 4 - Dầu dừa tốt cho hoạt động não bộ Các MCTs trong dầu dừa cung cấp “nguồn năng lượng thứ hai” bên cạnh glucose, giúp não và hệ thần kinh hoạt động khỏe mạnh. Mức đường cao góp phần gây ra các vấn đề thần kinh trong đó có bệnh Alzheimer. Hấp thu các MCTs giúp cải thiện chức năng não bộ ở các bệnh nhân mới xuất hiện các dấu hiện phát triển bệnh Alzheimer, theo nghiên cứu năm 2004 phát hành trên Tạp chí Neurobiology of Aging. Mức xeton càng cao (xeton là dẫn xuất từ chất béo và là nguồn nguyên liệu khác duy nhất sau glucose mà não bộ sử dụng để thực hiện các chức năng của mình) giúp cải thiện đáng kể ở bệnh nhân Alzheimer. Do đó, dầu dừa cần thiết cho người trưởng thành mắc chứng suy giảm trí nhớ. 5 - Dầu dừa có tác dụng diệt vi khuẩn, virus và nấm Trong dầu dừa có lauric axit, có chức năng tiêu diệt các loại nấm, kháng virus và kháng khuẩn giúp cơ thể ngăn chặn các sự viêm nhiễm. Theo bác sĩ Joe Alton, Trường đào tạo bác sĩ phẫu thuật Hoa Kỳ, tác giả quyển cẩm nang The Survival Medicine Handbook thì các chất béo bão hòa có mặt trong dầu dừa có chứa các thành phần kháng khuẩn và virus, giúp xử lý các loại vi khuẩn, virus, nấm và các loại ký sinh gây không tiêu. Nghiên cứu khác năm 2000, trên Tạp chí Vi khuẩn học cho thấy lauric axit và monolaurin trong dầu dừa có thể tiêu diệt được các mầm bệnh từ vi khuẩn staphylococcus aureus. Ngoài ra, dầu dừa còn giúp hấp thu các dưỡng chất như vitamin và khoáng chất. Trần Trọng Hiếu (theo Medical Daily)
Bình luận
Gửi bình luận của bạn
|
Tin nhiều người đọc Danh bạ website Phật giáo Sự kiện - Hội thảo
Đăng ký bản tin |