Chi tiết tin tức

Gần 2 triệu trẻ chết mỗi năm do ô nhiễm môi trường

19:47:00 - 14/04/2017
(PGNĐ) -  Hơn một phần tư số ca tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi trên toàn thế giới có liên quan đến môi trường sống ô nhiễm, như nguồn nước nhiễm độc và khí mù - theo báo cáo gần đây.

Ô nhiễm môi trường "tấn công" trẻ nhỏ - Ảnh minh họa

 

Báo cáo này do Tổ chức Y tế Thế giới  (WHO) thực hiện, cho thấy cứ mỗi năm có khoảng 1,7 triệu trẻ em dưới 5 tuổi chết vì các nguyên nhân có liên đến môi trường ô nhiễm. Có khoảng 26% trẻ chết trong độ tuổi này năm 2012, theo thống kê của WHO.

“Môi trường ô nhiễm là môi trường ‘chết chóc’, đặc biệt là với trẻ nhỏ”, chia sẻ của TS. Margaret Chan, tổng giám đốc WHO. Bà còn nhấn mạnh rằng: Các cơ quan bên trong, các hệ thống miễn dịch, các cơ quan nhỏ hơn và các hệ thống lưu dẫn của cơ thể đang trong quá trình phát triển làm cho trẻ nhỏ đặc biệt nhạy cảm với không khí và nguồn nước ô nhiễm.

Với hình thể nhỏ bé của mình, trẻ hấp thu nhiều thức ăn, uống nhiều nước và thở với lượng không khí nhiều hơn người trưởng thành, theo WHO. Ngoài ra, trẻ lại chơi đùa nhiều ngoài trời, điều này làm tăng sự tiếp xúc của trẻ với môi trường bên ngoài.

Theo báo cáo này, trong năm 2012 đã có 570.000 trẻ dưới 5 tuổi chết do viêm nhiễm đường hô hấp như bệnh viêm phổi do ô nhiễm trong nhà và ngoài trời. Các nguồn ô nhiễm không khí, như khói từ các bếp lò trong nhà do sử dụng các loại chất đốt không sạch như than hoạt tính, than đá và các phế phẩm nông nghiệp cũng như việc hít khói thụ động từ khí thải của các phương tiện giao thông.

Bên cạnh đó, có 361.000 trẻ chết do các bệnh liên quan đến tiêu chảy do nguồn nước ô nhiễm, điều kiện và hệ thống vệ sinh kém. Đặc biệt, có đến 270.000 trẻ chết trong tháng tuổi đầu tiên do các yếu tố môi trường như do người mẹ tiếp xúc với không khí ô nhiễm, nước nhiễm độc tố và vệ sinh kém.

Thêm nữa, có đến 200.000 trẻ bị thương do tai nạn có liên quan đến môi trường như trẻ bị trúng độc, té ngã và chết đuối.

Do đó, nghiên cứu và loại bỏ các nguy cơ môi trường gây ra cho sức khỏe như cải thiện chất lượng nguồn nước hay sử dụng các nguồn nhiên liệu sạch hơn sẽ mang đến nhiều lợi ích to lớn - khẳng định của chuyên gia WHO.

Cụ thể là, WHO dự đoán nếu giảm 75% khói từ các lò nấu trong nhà có thể giúp giảm số ca trẻ mắc viêm phổi đến 46% trong một số môi trường sống nhất định. Và những giải pháp can thiệp để tăng khả năng tiếp cận với nguồn nước sạch và cải thiện môi trường có thể giúp giảm được sự hoành hành của bệnh tiêu chảy đến 45%.

Trần Trọng Hiếu 
(theo Live Science)

Nguồn: GNO

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin