Chi tiết tin tức

Làm sao biết cơ thể đang thiếu vitamin K?

21:31:00 - 08/06/2020
(PGNĐ) -  Có khoảng 31% người trưởng thành có nguy cơ thiếu vitamin K, điều này có thể ảnh hưởng đến sự khỏe mạnh của xương khớp và tim mạch - theo tạp chí Dinh dưỡng.

Vitamin K quan trọng với cơ thể, có 2 loại là vitamin K1 và K2. Vitamin K1 đóng vai trò quan trọng trong việc đông máu và vitamin K2 cần thiết cho sức khỏe xương, điều chỉnh sự tăng trưởng của tế bào, ngăn chặn sự vôi hóa các động mạch - yếu tố gây ra bệnh tim mạch. 

 

vitamin K.jpg
Rau cải có lá màu xanh sậm là nguồn cung cấp vitamin K cho cơ thể

 

Để tránh thiếu vitamin K1, bạn nên bổ sung các thực phẩm như rau cải có lá màu xanh sậm, bông cải xanh, bí đỏ, hạt đậu nành non, nước ép lựu, củ hành. Các thực phẩm chứa vitamin K2 gồm bơ, phô mai, lòng đỏ trứng.

 

Ngoài ra, vitamin K còn có mặt trong các thực phẩm lên men như tương natto của Nhật Bản. 

 

Vitamin K tan trong dầu nên cơ thể sẽ dễ hấp thu nhất với bữa ăn có chất béo. Người nữ tuổi 19 trở lên cần 90 mcg vitamin K mỗi ngày, nam giới trong nhóm tuổi này cần 120 mcg. 

 

Các dấu hiệu sau đây có thể là biểu hiện của nhiều bất ổn khác nhưng nếu có một vài trong số này thì có thể bạn cần gặp bác sĩ để xác nhận xem mình có thiếu vitamin K không.

 

1. Vết đứt không ngừng chảy máu hoặc chảy máu nhiều

 

Khi vết thương không làm lành nhanh, bạn có thể mất lượng máu lớn và nguy cơ tử vong do chấn thương tăng lên - theo Đại học California. Các dấu hiệu cảnh báo có thể là chảy máu mũi, máu trong nước tiểu hoặc phân, chảy máu nướu răng.

 

Vitamin K có công dụng như một men cần thiết để tổng hợp prothrombin - loại protein liên quan đến đông máu.

 

2. Xương yếu

 

Vitamin K giúp xương khỏe mạnh. Nhiều nghiên cứu cho thấy mối liên hệ giữa hấp thu vitamin K và mật độ khoáng của xương cao hơn, giúp giảm nguy cơ gãy xương hông - theo Viện Sức khỏe Hoa Kỳ.

 

3. Các bất ổn tim mạch

 

Khi mức vitamin K thấp, calcium có thể bị kết đọng lại trong các mô mềm như động mạch thay vì xương. Điều này không chỉ làm cho xương yếu mà còn làm vôi hóa mạch máu, làm tăng nguy cơ bệnh mạch vành. 

 

Người bị bệnh thận mãn tính có nguy cơ đặc biệt cao với chứng vôi hóa mạch máu.

 

4. Bạn bị viêm khớp

 

Khi mức vitamin K rớt xuống thấp, gây thiếu vitamin này, xương và sụn không có đủ khoáng chất cần thiết, làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp - theo kết quả nghiên cứu sơ bộ đăng trên tạp chí Dinh dưỡng và Chuyển hóa.

 

Vì sao thiếu vitamin K?

 

Thuốc và một số rối loạn làm ảnh hưởng việc hấp thu lượng vitamin K cần thiết cho cơ thể. Người có các bất ổn về dạ dày - đường ruột hay hội chứng kém hấp thu, người không dung nạp gluten, người đang sử dụng thuốc kháng sinh gây phá hủy các vi khuẩn đường ruột sản xuất vitamin K. 

 

Huệ Trần 
(theo Reader’s Digest)

Nguồn: GNO

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin