Chi tiết tin tức

Tảo xoắn có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe

14:40:00 - 02/10/2015
(PGNĐ) -  Tảo xoắn (tảo spirulina) có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Ngoài được sử dụng để bổ sung dưỡng chất cho cơ thể, tảo xoắn còn được dùng để tạo màu cho kẹo nhai, kẹo ngậm và thực phẩm đóng gói - theo Cơ quan Quản lý Dược và Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA).

Một số tác dụng của tảo xoắn

Nhiều nhà nghiên cứu thuộc Viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ (NIH) cho rằng tảo xoắn có tác dụng điều trị các bệnh về chuyển hóa, bệnh tim mạch, giúp giảm cân, trị bệnh tiểu đường và cholesterol cao, hỗ trợ điều trị các bệnh về rối loạn cảm xúc, tinh thần như lo lắng, stress, suy nhược tinh thần và chứng mất tập trung do hiếu động thái quá.

tao xoan.jpg
Tảo xoắn (tảo spirulina) - Ảnh: Internet

Tảo xoắn còn có tác dụng điều trị các triệu chứng của tiền kinh nguyệt, bệnh xơ cứng cột bên teo cơ (amyotrophic lateral sclerosis - ALS). Sự kết hợp giữa sắt và tảo spirulina có thể giúp cơ thể tẩy độc arsenic (thạch tín) từ nước uống.

Dù chưa có đầy đủ bằng chứng khoa học chứng minh các công dụng của tảo xoắn đối với sức khỏe nhưng tảo xoắn giàu dưỡng chất, có một số dưỡng chất không tìm thấy trong nguồn vitamin hằng ngày trong thực phẩm nhưng lại có trong tảo xoắn.

Các dưỡng chất có trong tảo xoắn

Theo FDA, tảo spirulina chứa nhiều calcium, niacin, potassium, magnesium, các vitamin nhóm B và sắt. Ngoài ra, trong tảo xoắn còn có các amino axit cần thiết cho cơ thể. Protein chiếm khoảng 60-70% trọng lượng tảo xoắn sau khi phơi khô.

Tảo xoắn có tác dụng chống oxy hóa?

Các hợp chất chống oxy hóa giúp giảm sự phá hủy tế bào và DNA. Sự phá hủy này gây ra bệnh ung thư, tim mạch và các chứng bệnh mãn tính khác.

Một nghiên cứu về tác dụng chống oxy hóa của tảo xoắn được tiến hành trên 87 người Ấn Độ có thói quen ăn trầu. Ăn trầu theo văn hóa Ấn Độ là dùng sau bữa ăn, đám cưới, tiệc tùng một hỗn hợp lá trầu, thuốc lá và các nguyên liệu khác.

Người nhai trầu có nguy cơ mắc ung thư niêm mạc miệng (oral leukoplakia). Sau 1 năm nghiên cứu, 45% người nhai trầu giảm được các triệu chứng khi có dùng bổ sung tảo xoắn mỗi ngày. Nghiên cứu này tiến hành năm 1995, đăng trên Tạp chí Dinh dưỡng và Ung thư.

Một nghiên cứu khác năm 2010 (Tạp chí Dược trong Thể dục thể thao) cho thấy trong tảo xoắn có chứa nhiều hợp chất chống oxy hóa như hợp chất phenol, phycocyanins, tocopherols và beta-carotene, giúp tăng cường khả năng thi đấu của các vận động viên.

Năm 2008, một nghiên cứu về tác dụng giảm cholesterol của tảo xoắn được tiến hành trên 78 người từ 60-87 tuổi, dùng bổ sung 8g tảo xoắn mỗi ngày trong vòng 16 tuần. Kết quả cho thấy, sau nghiên cứu thì lượng cholesterol ở người dùng bổ sung được hạ giảm. Nghiên cứu xuất bản trên Tạp chí Biên niên Dinh dưỡng và Trao đổi chất.

Một nghiên cứu khác năm 2013 đăng trên Tạp chí Khoa học Thực phẩm và Nông nghiệp tiến hành trên 52 người từ 37-61 tuổi dùng bổ sung 1g tảo xoắn mỗi ngày trong vòng 12 tuần. Kết quả xét nghiệm máu sau nghiên cứu cho thấy lượng cholesterol xấu LDL, mức triglyceride trung bình giảm xuống. Tuy nhiên các chỉ số khối BMI và cân nặng thì không thay đổi.

Tuy vậy, các chuyên gia cho rằng cần thêm bằng chứng từ nghiên cứu để có thể kết luận chắc chắn về khả năng chống oxy hóa của tảo xoắn.

Đức Hòa (Theo Live Science)

Nguồn: GNO

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin