Chi tiết tin tức Thuốc giảm cân không giảm cân còn gây biến chứng! 16:08:00 - 02/09/2016
(PGNĐ) - Ngày nay chúng ta nhìn thấy rất nhiều các quảng cáo về tác dụng giảm cân trên các phương tiện truyền thông như thông qua chế độ tập luyện, chế độ ăn uống và các loại thuốc giảm cân.
Tại Hoa Kỳ, hiện có khoảng 1/3 dân số trưởng thành bị béo phì. Và khi bị béo phì rồi, lựa chọn giải pháp nào để giảm cân hiệu quả và an toàn cho sức khỏe là điều quan trọng nhưng không hề dễ dàng.
Trong một nghiên cứu mới đây, các chuyên gia Đại học California, San Diego đã kiểm tra tác dụng của 5 lựa chọn dược phẩm dùng để điều trị béo phì đang được phép lưu hành tại Hoa Kỳ. Theo đó, tất cả các loại thuốc này đều có tác dụng giúp giảm cân nhưng hiệu quả giảm cân giữa các loại thuốc không giống nhau. Hiệu quả giảm cân của các thuốc không giống nhau Nhóm nghiên cứu đã xem xét kết quả của 28 cuộc thử nghiệm lâm sàng để kiểm tra tác dụng của 5 loại thuốc giảm béo là Qsymia, Victoza, Xenical, Belviq (lorcaserin) và Contrave (naltrexone-bupropion). Nghiên cứu có sự tham gia của hơn 29.000 người cho thấy thuốc giảm cân Qsymia (phentermine-topiramate) và Victoza (liraglutide) giúp giảm cân hiệu quả nhất, tối thiểu là giúp giảm được 5% cân nặng của cơ thể. Và thuốc Xenical mang lại hiệu quả giảm cân thấp nhất. Theo bác sĩ Siddarth Singh, tác giả nghiên cứu thì “không có một loại thuốc nào có công dụng tốt nhất cho tất cả mọi người”. Ngoài ra, việc điều trị béo phì mang tính “cá nhân hóa” và các tác dụng phụ của thuốc giảm cân cần phải được lưu tâm đúng mực. Thuốc giảm cân chỉ là giải pháp bổ trợ và có nhiều tác dụng phụ nguy hiểm Dù rằng thuốc giảm cân có thể giúp giảm cân nhưng không phải có công dụng với tất thảy mọi người. Lý do là do cơ thể mỗi người phản hồi khác nhau với các loại thuốc, phát biểu của Nikhil Dhurandhar - người phát ngôn của Hội Béo phì Hoa Kỳ. Cụ thể, cùng một loại thuốc giống nhau nhưng kết quả giảm cân sẽ khác nhau với từng người một. Hơn nữa, ngoài việc thuốc không có tác dụng giảm cân, người sử dụng đôi khi còn phải đối mặt với các tác dụng phụ khá nghiêm trọng của thuốc. Dhurandhar khẳng định, không có loại thuốc nào có tác dụng thần kỳ là làm tan mỡ trong cơ thể cả. Các loại thuốc này chỉ giúp ăn ít hơn do tác động của chúng đến khẩu vị của người sử dụng. Điều quan trọng là cần phải thay đổi chế độ ăn và thường xuyên tập thể dục. Thuốc giảm cân chỉ là giải pháp bổ trợ, không phải thay thế trong nỗ lực giảm cân của mỗi người. Trong các loại thuốc giảm cân, thuốc Contrave được cảnh báo là có thể làm xuất hiện ý nghĩ tự vẫn khi sử dụng. Do vậy, người mắc các bệnh về thần kinh hay có các bất ổn tâm thần nên tránh sử dụng và chọn một loại thuốc khác. Còn thuốc Victoza có thể đem lại các nguy cơ gây bất ổn cho thận và gây viêm tụy. Các chuyên gia cũng đúc kết rằng thuốc giảm cân chỉ có tác dụng giúp giảm cân trong thời gian ngắn. Nói cách khác, tác dụng giảm cân do dùng thuốc không thể duy trì về lâu về dài. Trần Trọng Hiếu
Bình luận
Gửi bình luận của bạn
|
Tin nhiều người đọc Danh bạ website Phật giáo Sự kiện - Hội thảo
Đăng ký bản tin |