Chi tiết tin tức

Xúc động lễ tri ân những người đã hiến xác cho khoa học

08:12:00 - 13/02/2015
(PGNĐ) -  Mỗi năm một lần, khi những nụ mai vàng bắt đầu hé nở báo hiệu tết cổ truyền đã về cũng là lúc các sinh viên Đại Học Y khoa Phạm Ngọc Thạch đều thành kính tổ chức Lễ Tri ân những người hiến xác cho khoa học. Đây là một dịp để bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến những người thầy thầm lặng, những người đã cống hiến thân xác cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo y khoa.

Chiều 11/2/2015 Lễ tri ân những người hiến xác cho khoa học đã được diễn ra tại Bộ Môn Giải Phẫu trường Đại Học Y khoa Phạm Ngọc Thạch tổ chức với sự tham gia của các lãnh đạo nhà trường cùng các trưởng bộ môn, các Giảng viên, các  Sinh viên của khoa, thân nhân của những người đã hiến xác tại đây và đặc biệt là có rất nhiều người đang sống nhưng đã đăng ký hiến xác cho khoa học cùng về tham dự.

ThS.BS. Lê Quang Tuyển Phó chủ nhiệm Bộ môn Giải phẫu đã đọc lịch sử và ý nghĩa của lễ hội Macchabées. Thạc sĩ đã nói: "...Vai trò và công lao của quí vị rất to lớn và thể hiện rõ nét trong câu châm ngôn La tinh " Người chết dậy kẻ sống". Rồi đây, trên suốt con đường y nghiệp của chúng tôi, những hình ảnh giải phẫu cơ thể mà quí vị đã cho phép chúng tôi được học tập và nghiên cứu sẽ trở thành hành trang quí giá là cơ sở vững chắc giúp chúng tôi tiến bước vào thế giới tri thức y khoa, rèn luyện những kỹ năng thăm khám, điều trị mà chúng tôi sẽ áp dụng để góp phần xoa dịu những nỗi đau đớn và ngay cả bảo tồn cho những sinh mạng cho bệnh  nhân."

 Trong báo các tổng kết nhận xác của BS. Hoàng Ngọc Huấn trưởng bộ phận tiếp nhận xác đã công bố: "Hiện nay nhà trường đã nhận 4852 bộ hồ sơ, trong năm vừa qua trường đã tiếp nhận 22 vị đã hoàn mãn tâm nguyện mà nữa đây quí vị sẽ thấy họ thanh thản trong lễ đường của bộ môn. Có 8 vị đã được đưa vào nghiên cứu, giảng dạy và đã được hoàn tro cốt cho gia đình. Một sự kiện khá đặc biệt trong năm nay, đó là nhờ nhân duyên mà chúng tôi đã tiếp nhận được 177 hồ sơ đăng ký từ tập thể quí Phật tử chùa Giác Ngộ tại 92 Nguyễn Chí Thanh Q.10, do TT.Thích Nhật Từ trụ trì. Đây là lần đầu tiên chúng tôi nhận được sự hỗ trợ quí báu và đó cũng là một nỗi âu lo của chúng tôi trước sự tín nhiệm của một tập thể và chúng tôi xin nguyện gắng sức để không phụ vào sự kỳ vọng này..."

TT. Thích Nhật Từ đã cám ơn nhà trường đã dành cho Thượng tọa cơ hội được chia sẻ trong buổi lễ tri ân mà nhà trường đã long trọng tổ chức  với ba nội dung: thứ nhất là Ý nghĩa Tri ân; Thứ hai là: thái độ về cái chết và lễ tống táng; Thứ ba là: ý nghĩa hiến xác cho khoa học. Về nội dung tri ân Thượng tọa đã chia sẻ 4 trụ cột tri ân mà đức Phật đã giảng dậy. Thượng tọa đã nói:" ...Trong bối cảnh phát triển y khoa hiện đại, nếu được phép thêm loại hình tri ân thì chúng tôi cho rằng đó là tri ân những người phát tâm rất là cao thượng thi thể của mình cho nghiên cứu và điều trị y khoa. "

Về nội dung tống táng và loại hình tống táng, Thượng tọa đã ôn lại hình thức tống táng của người Ấn Độ, Hy Lạp và Ai Cập  cổ đại và sự cải biên tiến bộ hơn của người Trung Quốc so với người Ai cập bằng cách chôn theo người chết là các hình nộp và vàng mã thay cho người thật và tiền vàng thật. Thượng tọa đã lấy lời đức Phật để nói về cái chết: " Trong kinh Pháp Cú đức Phật có dậy như sau: "Chẳng bao lâu thân này, sẽ nằm dài trên đất. Bị vất bỏ vô thức  như khúc cây vô dụng". Khái niệm chẳng bao lâu đó theo ghi nhận của sách kỷ lục thế giới dài nhất là 125 năm, rồi chúng ta sẽ phải vẫy tay chào với cơ thể vốn đã từng là kẻ đồng hành, một người đầy tớ rất trung thành với chúng ta trên hành trình của sự sống. Việc để lại giá trị cho cuộc đời đã làm cho cơ thể này có ý nghĩa cao quí hơn. Cũng dựa vào nhận thức đó, xem chết là một qui luật không thể tránh khỏi và chết không phải là dấu chấm cuối cùng của cuộc đời. Và để biến thi thể không trở nên vô dụng sau khi nằm xuống thì đức Phật đã đưa ra một triết lý về hiến tặng. Triết lý đó gồm có 4 phương diện hiến tặng vật chất, hiến tặng nội tài, hiến tặng trí tuệ và hiến tặng niềm vui không sợ hãi. Khái niệm hiến tặng nội tài cách đây 26 thế kỷ trước trở nên rất xa lạ với con người. Nội tài, được hiểu qua ba phương diện đó là mô, lục phủ ngũ tạng và toàn bộ cơ thể con người, cũng như những giá trị mà con người sử dụng từ cơ thể này. Nhờ vào sự phát triển y khoa hiện đại, nhờ vào những người khởi xướng hiến xác cho y học mà khái niệm bố thí nội tài mà đức Phật chủ trương 26 thế kỷ trước có ý nghĩa đạo đức văn hóa và nhân văn hơn. Bố thí nội tài để cho chúng ta có cơ hội làm cho cơ thể sau khi chết không trở nên vô dụng...".

Vào ngày 29/11/2014, trong chuỗi hoạt động nhân văn kỷ niệm 30 năm  ngày xuất gia của Thượng tọa tại thời điểm đó TT.Thích Nhật Từ đã kêu gọi được 132 người đăng ký hiến xác cho khoa học và tính cho đến nay thì đã có 177 người đã phát tâm và nhân đây Thượng tọa với tư cách là Phó trưởng Ban giáo dục Tăng Ni trung ương nơi mà có 4 trường Đại học, 9 trường Cao đẳng, 33 trường Trung cấp Phật học, hàng ngàn các tăng Ni trẻ đang theo học các khóa đào tạo về đạo đức và triết học Phật giáo. Thượng tọa nói: "Chúng tôi sẽ cố gắng vận động để cho các Tăng Ni trở thành những sứ giả vận động cho việc hiến xác cho y khoa. Dựa vào lời Phật dậy, việc hiến xác cho khoa học đối với những người có niềm tin với đạo Phật còn có ý nghĩa vô ngã hóa thi thể vốn gắn bó với chúng ta mà thường chúng ta cho rằng nó là của tôi một cách vĩnh hằng. Dĩ nhiên, không ai phủ nhận về mặt pháp lý và dân sự cũng như xã hội rằng: thi thể là sở hữu của chúng ta, thân thể khi còn sống là sở hữu của chúng ta. Chúng ta quí trọng nó và thậm chí trở thành nô lệ của nó, nhưng đức Phật cho rằng nó chỉ là một công cụ để chúng ta vay mượn giống như một cỗ xe. Cho nên, nhận thức này giúp cho chúng ta là phải vẫy tay chào với nó, khi nó kết thúc nhiệm vụ để phục vụ chúng ta. Chính vì thế, việc hiến xác cho khoa học đối với các Phật  tử vô cùng có ý nghĩa  và giúp cho người hiến xác sau khi tắt hơi thở tái sanh liền ngay lập tức . Đối với các tôn giáo khác như: Nho thái giáo, Tin lành, Công giáo, Bà la môn giáo, Cao đài, Nho giáo,v.v... thì việc hiến thi thể cũng có giá trị nhân văn, giá trị thiết thực. Nhân dịp này, chúng tôi tha thiết kêu gọi những vị thân nhân đã phát tâm hiến thi thế, hiến mô, hiến tạng đang làm công việc đó hãy tiếp tục làm các sứ điệp của  hành động nghĩa cử cao thượng này mà nhờ đó các bác sĩ, sinh viên trong qúa trình giảng dậy và  học tập và sau khi ra trường phục vụ, sẽ tránh được các rủi ro về nhân mạng của con người mà nhờ đó sự sống,  sức khỏe và tuổi thọ của con người được giữ dìn có giá trị hơn."

“ Khi sinh ra con khóc, mọi người cười; hãy sống sao để khi con mất đi, con cười, mọi người khóc” câu nói ấy có lẽ đã nói lên phần nào ý nghĩa trong cuộc sống: không quan trong giầu nghèo, địa vị, khi con người trao nhau tình thương  đó là lúc cuộc sống của họ được tỏa ngát hương thơm êm dịu… Chúng con thật may mắn và hạnh phúc biết bao khi ngay từ những bước đi chập chững đầu tiên học nghề thuốc đã được nhận tấm lòng nhân hậu của những cô chú  đã hiến thân cho khoa học. Cầu chúc cô chú trong không gian thánh thiện chan chứa tình yêu thương này sẽ được yên nghỉ. Bây giờ và sau này cũng vậy, lời nhắc nhở và những tình cảm ấy sẽ đi suốt chặng đường học tập và làm việc  của mỗi thế hệ sinh viên y khoa. Chúng con, trong không gian thiêng liêng này, nguyện khác sâu mọi lời tri ân và lời hứa vào tim và kính dâng nén hương vạn đóa hoa thay cho tấm lòng tri ân sâu sắc ấy.’’ Đó là tóm tắt lời tri ân của đại diện cho các sinh viên của trường Đại Học Y khoa Phạm Ngọc Thạch.

Thay mặt cho nhà trường bà PGS.TS.Nguyễn Thị Ngọc Dung-Hiệu trưởng trường đã cảm ơn những người hiến xác cho khoa học mà bà rất muốn được gọi đó là những người thầy thầm lặng: " ...những thầy cô thầm lặng không phải chỉ mang đến một bài học giải phẫu cho các em sinh viên của trường để trở thành bác sĩ giỏi trong tương lai mà còn là cho các thầy cô cho các bác sĩ đã ra trường nhiều năm mà đặc biệt là đối với những bác sĩ ngoại khoa ..."

Nhân dịp này Trường cũng đã cắt băng khánh thành phòng "Huấn luyện kỹ năng phẫu thuật".

Buổi lễ tri ân đã diễn ra thiêng liêng, long trọng, đã để lại những xúc động cho những ai có mặt tại đây, những giọt nước mắt của những thân nhân đã rơi tại lễ đường giải phẫu của bộ môn khi mọi người lặng lẽ đứng bên những bộ thi hài đang thanh thản nằm trên bàn giải phẫu với những đáo hoa cúc trắng dâng tặng của mọi người. Vâng! Họ thật bình yên thanh thản, thân xác họ nằm đây để phục vụ cho khoa học còn bản thân họ thì đã tái sinh về cõi an lành ngay khi tắt hơi thở, bởi họ đã sống và cho đi không hề tính toán:

 “Thể phách người cho không tính toán

Tinh anh đời giữ mãi trường tồn”

Xin cám ơn đời, cám ơn những người Thầy Cô thầm lặng, những người đã mang thân xác này làm quà tặng cho cuộc sống, những người nối dài sự sống cho người khác!

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

*Sau đây là những hình ảnh của buổi lễ và danh sách 162/177 người đã đăng ký hiến xác cho khoa học nhân chuỗi hoạt động nhân văn kỷ niệm 30 năm xuất gia của TT. Thích Nhật Từ tại chùa Giác Ngộ:

 

 

 

 

 

 

 

 

STT

HỌ TÊN – PHÁP DANH

NỘI DUNG

ĐIỆN THOẠI (mail)

Ghi chú

1

Trần Ngọc Thảo (Thích Nhật Từ)

Hiến tạng

 

Chỉ hiến tạng.

2

Đặng Minh Tuyến (Thích Ngộ Dũng)

Hiến xác

 

 

3

Võ Giang Thể (Thích Quảng Tín)

nt

 

 

4

Trần Ngọc Tính (Thích Minh Nguyên)

nt

 

 

4

Dương Bá Quyền (Thích Ngộ Đức)

nt

 

 

5

Nguyễn Đình Trí (Thích Ngộ Tánh)

nt

 

 

6

Võ Giang Thạnh (Thích Quảng Vượng)

nt

 

 

7

Nguyễn Phong Duy (Thích Ngộ Cường)

nt

 

 

8

Nguyễn Thanh Liêm (Thích Ngộ Chính)

nt

 

 

9

Cao Đình Bền (Thích Ngộ Tuệ)

nt

 

 

10

Trần Quang Thực (Thích Ngộ Quang)

nt

 

 

11

Trần Quốc Tĩnh ( Thích Ngộ Tiến)

nt

 

 

12

Võ Thị Lành (Thích Nữ Diệu Huệ)

nt

 

 

13

Nguyễn Thị Huỳnh Mai (TN Giác Hạnh Liên)

nt

 

 

14

Trần Thị Mai Phương (TN Giác Hạnh Phước)

nt

 

 

15

Nguyễn Thị Thiên Kiều (TN Giác Hương Hạnh)

nt

 

 

16

Châu Thị Thanh Thảo (TN Giác Hạnh Hiếu)

nt

 

 

17

Hoàng Thị Nhãn (TN Giác Hạnh Hậu)

nt

 

 

18

Phạm Thị Huyền (TN Giác Hạnh Diệu)

nt

 

 

19

Mạc Thị Tuyết (TN Giác Hạnh Hải)

nt

 

 

20

Trần Thị Lệ Hà (Giác Hạnh Hiền)

nt

 

 

21

Nguyễn Thị Trang (Giác Hạnh Nhã)

nt

 

 

22

Nguyễn Thị Xuân Dung (TN Nhuận Hỷ)

nt

 

 

23

Nguyễn Thị Tùng ( TN..)

nt

 

 

24

Thanh Nhã

nt

 

 

25

Thanh Vi

nt

 

 

26

Thanh Sa

nt

 

 

27

Thanh Hà

nt

 

 

28

Như Ngọc

nt

 

 

29

Trần Vân Anh

nt

 

 

30

Nguyễn Đạm Thủy

nt

 

 

31

Nguyễn Thị Hồng Thắm

nt

 

 

32

Nguyễn Thị Kim Liên (PD:Diệu Trì)

nt

 

 

33

Giác Hạnh Hoa

nt

 

 

34

Diệu Thanh

nt

 

 

35

Lê Quốc Dương

nt

 

 

36

Hà Thị Liên

nt

 

 

37

Nguyễn Ngọc Hạnh

nt

 

 

38

Huỳnh Trí Dũng

nt

 

 

39

Nguyễn Thị Ngọc Lan

nt

 

 

40

Phạm Thị Ngọc Diễm

nt

 

 

41

Trần Hữu Hậu

nt

 

 

42

Nguyễn Thị Thu Hằng (Diệu Huyền)

nt

 

 

43

Bá Cường

nt

 

 

44

Phạm Đăng Thuận

nt

 

 

45

Ngộ Trí Thành

nt

 

 

46

Lưu Thị Kim Thủy

nt

 

 

47

Hồ Nguyệt Cúc

nt

 

 

48

Trần Văn Hoàng

nt

 

 

49

Ngộ Quang Nhật

nt

 

 

50

Phạm Thị Thanh Hoa

nt

 

 

51

Mạc Thị Thủy

nt

 

 

52

Vũ Thị Huệ (Diệu Tâm)

nt

 

 

53

Vũ Thị Hoa (Diệu Hoàng)

nt

 

 

54

Phan Thị Phương Trang (Giác Phúc Hải)

nt

 

 

55

Nguyễn Vũ Phương

nt

 

 

56

Nguyễn Tâm Phúc

nt

 

 

57

Lê Thị Xuân Thảo

nt

 

 

58

Huỳnh Thị Ngân Hà

nt

 

 

59

Đặng Thị Kiều Dung

nt

 

 

60

Nguyễn Phương Thùy

nt

 

 

61

Nguyễn Thị Kim Châu

nt

 

 

62

Đỗ Khắc Tân (Giác Tân)

nt

 

 

63

Bùi Thị Thanh Thủy

nt

 

 

64

Lê Quốc Thông

nt

 

 

65

Nguyễn Hữu Thọ

nt

 

 

66

Dương Hoàng Minh

nt

 

 

67

Đường Thị Ái Hoa

nt

 

 

68

Hồ Vĩnh Trình Tú Uyên

nt

 

 

69

Nguyễn Ngọc Yến

nt

 

 

70

Dương Cơ

nt

 

 

71

Hứa Thị Bích Huệ

nt

 

 

72

Nguyễn Hoàng Hạc

nt

 

 

73

Pham Nhật Minh (Ngộ Minh)

nt

 

 

74

Nguyễn Phước Điền ( Phước Điền)

nt

 

 

75

Nguyễn Đoàn Diệu Hồng

nt

 

 

76

Huỳnh Thanh Phương (Hoa Đạo)

nt

 

 

77

Nguyễn Thị Thanh Quyên 

nt

 

 

78

Nguyễn Thị Tuyền 

nt

 

 

79

Vũ Thị Kim Hằng

nt

 

 

80

Trần Cao Chiến

nt

 

 

81

Ngô Thị Thanh Quyên

nt

 

 

82

Võ Minh Ý

nt

 

 

83

Mai Thuý Phương Vy

nt

 

 

84

Trần Văn Hoá

nt

 

 

85

Phan Công Chánh

nt

 

 

86

Nguyễn Vũ Phương

nt

 

 

87

Phạm Thị Diễm My

nt

 

 

88

Trương Thị Thuỳ Linh

nt

 

 

89

Phan Thị Hạnh (Hoa Đạo)

nt

 

 

90

Kim Văn Mạnh (Pháp Đức)

nt

 

 

91

Huỳnh Thanh Phương

nt

 

 

92

Trần Ngọc Mai

nt

 

 

93

Nguyễn Hữu Thanh Tâm

nt

 

 

94

Trần Ngọc Hiếu

nt

 

 

95

Nguyễn Thị Tuyền

nt

 

 

96

Tôn Nữ Quỳnh

nt

 

 

97

Bùi Văn Cảnh

nt

 

 

98

Đoàn Thị Ngọc Mai

nt

 

 

99

Trương Thị Thuỳ Linh

nt

 

 

100

Trần Ngọc Xuân

nt

 

 

101

Võ Thị Yến

nt

 

 

102

Lê Nguyên Thanh Mai  

nt

 

 

103

Bùi Thục Thanh Nghị

nt

 

 

104

Dương Thị Kim Anh

nt

 

 

105

Dương Thị Bích Loan

nt

 

 

106

Lưu Minh

nt

 

 

 107

Lê Thị Tuyết Mai

nt

 

 

 108

Phan Thị Hạnh

nt

 

 

109 

Kim Văn Mạnh

nt

 

 

110 

Trần Ngọc Tính

nt

 

 

111 

Đoàn Anh Minh

nt

 

 

112 

Nguyễn Thị Úc

nt

 

 

113 

Lê Thanh Hùng

nt

 

 

114 

 Mạc Thị Thủy

nt

 

 

115

Đặng Thị Ngọc Hiếu

nt

 

 

116

Nguyễn Thị Bạch Trang

nt

 

 

117

Nguyễn Thị Chúc

nt

 

 

118

Trần Kim Anh

nt

 

 

119 

 Nguyễn Thị Xuân Hoa

nt

 

 

120 

 Nguyễn Thị Kim Châu

nt

 

 

121

Nguyễn Ngọc Đan Thanh

nt

 

 

122

Trần Vũ Khánh

nt

 

 

 123

Phan Huy Thế

nt

 

 

 124

Dương Tấn Hoàng Triệu

nt

 

 

 125

Võ Thị Hồng Oanh

nt

 

 

 126

Nguyễn Ngọc Bạch Cúc

nt

 

 

 127

Trần Văn Hoàng

nt

 

 

 128

Đoàn Thị Mai

nt

 

 

 129

 Nguyễn Hồng Thu

nt

 

 

 130

 Nguyễn Hồng Châu

nt

 

 

131

Lê Thị Kim Lan

nt

 

 

132

Nguyễn Thị Ngọc Lan

nt

 

 

 

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin