Chi tiết tin tức

Tại sao có đạo Phật? (kỳ cuối)

11:07:00 - 29/06/2015
(PGNĐ) -  Đạo Phật – Một tôn giáo tự do

Sự tự do mà những tín đồ theo Ðức Phật vui hưởng trên thế giới này đáng được ca ngợi. Thực ra, nhiều Phật Tử chưa nhận thức được điều đó.

Chúng ta hoàn toàn tự do để phán xét, suy ngẫm, chấp nhận hay bác bỏ bất cứ điều gì.

Chúng ta không bị buộc phải chấp nhận bất cứ điều gì dưới danh nghĩa tôn giáo, chỉ vì nghĩ đến sự vĩ đại của bậc đại bậc đạo sư tôn giáo ấy;

Cũng chẳng phải bởi nghĩ rằng đó là bổn phận của chúng ta – phải chấp nhận chỉ vì những giáo lý này tìm thấy trong kinh điển thần thánh hoặc trong truyền thống hay tập tục.

Phật Tử hoàn toàn tự do điều tra nghiên cứu và chấp nhận chỉ khi điều đó thích hợp với nhận thức của mình. Phật Tử không chấp nhận hay bác bỏ điều gì mà không có lý do dứng đắn.

Họ không bao giờ nói họ bị cấm làm cái này hay cái kia. Họ nói không thích làm điều ấy vì điều ấy gây khó khăn hay khổ sở hay đau đớn hay rắc rối cho đại chúng.

Họ làm một số điều thiện không phải vì Ðạo Phật đòi họ phải làm mà vì nhận thấy giá trị và ý nghĩa của những hành động này mang phúc lợi cho người khác.

Phật giáo là một tôn giáo tự do, không bao giờ hạn chế công việc riêng tư của con người nếu những việc này không vô luân hay tác hại.

Phật Tử hoàn toàn tự do tổ chức việc gia đình không vi phạm nguyên tắc căn bản đạo lý.

Tôn giáo này giống như mỏ vàng cho những nhà trí thức trong công việc tìm tòi nghiên cứu, tìm thấy khía cạnh sâu xa về tâm lý, triết học, khoa học, luật vũ trụ, cho việc phát triển tinh thần cùng giải thoát nhân loại khỏi bất toại nguyện và bất an.

Cho nên tại sao đã trên 2500 năm, Phật Giáo đã có thể thuyết phục đại chúng tại hầu hết các quốc gia Á Châu.

Ở mọi thời đại, người ta đón chào giáo lý của Ðức Phật như một thông điệp hòa bình hay một thông điệp thiện chí.

 buddha

Giáo lý của Ðức Phật được chào đón ở mọi thời đại.

Do đó tại sao người Phật Tử có thể đem giới thiệu tôn giáo này không chút khó khăn, không cần áp dụng một loại lợi dụng nào, không cần làm đảo lộn những hoạt động văn hóa đang hiện tồn.

Nguyên nhân khó khăn của chúng ta

Một khía cạnh quan trọng khác trong tôn giáo này là lời diễn giải về nguyên nhân chính các vấn đề và khổ đau của con người.

Theo Ðức Phật, chúng ta hết thẩy đều phải đối đầu với những vấn đề trên trần thế này do lòng tham hiện hữu trong tâm.

Ngài đã khám phá ra ba loại sức mạnh của lòng tham trong tâm; chúng chịu trách nhiệm về sự tồn tại, tái sanh và hàng ngàn vấn đề và rối loạn tinh thần của chúng ta.

Chúng là: tham sống, tham những ham muốn trần tục, nhục dục và tham những điều không tồn tại.

Muốn hiểu ý nghĩa thực sự của những điều này, chúng ta phải suy nghĩ cẩn thận và khôn ngoan về chúng cho đến khi sự nhận thức được đến được với chúng ta.

Những triết gia và tâm lý học nổi tiếng cũng đã giải thích ba sức mạnh ấy bằng ngôn ngữ khác biệt lànhững nguyên nhân của sự hiện hữu.

Arthur Schopenhaumer giải thích ba sức mạnh ấy là nhục dục, bản năng tự bảo toàn, và quyên sinh.

Nhà tâm lý học Sigmund Freud giải thích là dục tình, bản năng về cái tôi và cái chết do bản năng.

Một nhà tâm lý khác Carl Jung nói: “Từ nguồn gốc bản năng nảy sanh mọi sáng tạo”.

Giờ đây hãy nhìn những nhà trí thức vĩ đại chuẩn bị tán thành chân lý khám phá ra bởi Ðức Phật 25 thế kỷ trước đây như thế nào.

Tuy nhiên, khi xem xét những lời giải thích này, chúng ta có thể hiểu được Ðức Phật đã vượt qua khả năng hiểu biết của các nhà tư tưởng vĩ đại về những vấn đề ấy.

 

Nguyên tác: Hòa thượng Tiến sĩ K. Sri Dhammananda – Dịch: Thích Tâm Quang (Pháp Bảo)

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin