Chi tiết tin tức

Về thiền sư Chân Nguyên Tuệ Đăng và vấn đề các bản phiên âm Thiền Tịch Phú hiện nay

15:11:00 - 22/01/2024
(PGNĐ) -  Trong lịch sử Phật giáo Việt Nam, Thiền sư Chân Nguyên là một nhân vật lớn, trong đó không thể không nhắc đến các đóng góp của ông về tư tưởng Phật giáo cũng như văn học Phật giáo vô cùng quan trọng.

DẪN NHẬP
Trong lịch sử Phật giáo Việt Nam, Thiền sư Chân Nguyên là một nhân vật lớn, trong đó không thể không nhắc đến các đóng góp của ông về tư tưởng Phật giáo cũng như văn học Phật giáo vô cùng quan trọng. Tuy nhiên đến nay, các công trình lớn nghiên cứu chuyên sau về vị thiền sư này vô cùng ít. Số trong đó có công trình Văn học Phật giáo thời Lê – Nguyễn: Diện mạo – thành tựu – đặc điểm – tác gia tiêu biểu của Nguyễn Công Lý, Nguyễn Công Thanh Dung đã đề cập đến các vấn đề quan trọng về Thiền sư trong diễn trình văn học cổ điển Việt Nam thời Lê Nguyễn. Trước đó, trong công trình Toàn tập Chân Nguyên Tuệ Đăng xuất bản vào năm 1980, Lê Mạnh Thát đã tiến hành khảo cứu lại văn bản các tác phẩm của vị thiền sư này, ở lần tái bản vào năm 2018, ông còn bổ sung thêm nhiều tư liệu điền dã mới và đính chính lại những thiếu sót trong hai bản cũ. Ngoài ra, Hoà thượng Thích Thanh Từ cũng đã giảng giải tác phẩm Thiền tông bản hạnh vào năm 1998. Hay như trong công trình Việt Nam Phật giáo sử luận của Nguyễn Lang – Thích Nhất Hạnh cũng có đề cập đến ngài.

Với những công trình trên, giúp chúng ta tiếp cận đến các tác phẩm của Chân Nguyên Tuệ Đăng, trước hết là người góp phần phát triển cho hệ thống thống tư tưởng Phật giáo Việt Nam, sau là tiếp cận được các văn bản hiện tồn của ngài. Trong bài viết này, chúng tôi không đưa ra bất kì một luận điểm mới gì để bác bỏ quá khứ, mà xem nó như là một đóng góp nhỏ để độc giả có thể tiếp cận đến tác phẩm của Chân Nguyên Tuệ Đăng một cách xác tín hơn. Từ đó, đưa ra những điểm chúng tôi lưu tâm trong quá trình tìm hiểu tác phẩm “Thiền tịch phú” của Thiền sư Chân Nguyên. Bên dưới đây, trước khi đi vào nội dung chính chúng tôi cũng sẽ điểm sơ qua vài nét về hành trạng của Chân Nguyên Tuệ Đăng.

Trong lịch sử Phật giáo Việt Nam, Thiền sư Chân Nguyên là một nhân vật lớn, trong đó không thể không nhắc đến các đóng góp của ông về tư tưởng Phật giáo cũng như văn học Phật giáo vô cùng quan trọng.

CUỘC ĐỜI CỦA CHÂN NGUYÊN TUỆ ĐĂNG
Trong các công trình kể trên đã cập nhật rất nhiều thông tin về hành trạng của ngài Chân Nguyên. Lê Mạnh Thát đã cho chúng ta biết được rằng, việc nghiên cứu về vấn đề này, ít nhất phải thông qua 3 tư liệu là: 1) Văn bia do ngài Như Trừng, một trong những cao đồ của ngài Chân Nguyên viết năm 1727 và vẫn còn tồn tại đến ngày nay ở chùa Quỳnh Lâm (thông tin này, đối với bản in năm 1980 do điều kiện tư liệu còn thiếu sót, nên ở lần tái bản 2018 Lê Mạnh Thát đã tiến hành phủ chính); 2) Văn bản do ngài Như Sơn, cũng là một cao đồ khác của Chân Nguyên viết sau bia của Như Trừng 7 năm trong quyển Ngự chế thiền điển thống yếu kế đăng lục; 3) Văn bản về tiểu sử của Chân Nguyên do Thiền sư Tịch Tịch Mật Nhân Phúc Điền An Thiền viết trong Đại Nam thiền uyển kế đăng lược lục tử Trần chư tổ Lâm tế, Tào động [1].

Từ bản dịch văn bia của Như Trừng viết do Lê Mạnh Thát dịch, chúng ta biết được rằng, Chân Nguyên sinh và năm Đinh Hợi, niên hiệu Bảo Thái thứ 5 [2]. Vì không tiếp cận được văn bản văn bia gốc, nên chúng tôi không rõ Như Trừng có thực sự chép là niên hiệu Bảo Thái hay không, vì rằng niên hiệu Bảo Thái được dùng vào đời Lê Ý Tông, kéo dài từ năm 1720 đến năm 1729, trong khoảng thời gian này thì không hề có năm Đinh Hợi nào xuất hiện, cũng không thể trùng với năm mà Lê Mạnh Thát dẫn là 1647, vì đối chiếu theo sử cứ từ Khâm định Việt sử thông giám cương mục thì năm Đinh Hợi mà ứng với năm 1647 chỉ có thuộc và niên hiệu Phúc Thái đời vua Lê Chân Tông, cụ thể là năm thứ 5, năm này được Cương mục ghi lại vì có sứ thần của nhà Minh sang nước ta [3]. Đây có lẽ là một nhầm lẫn nào đó, vì khi khảo sát niên biểu của Thiền sư Chân Nguyên do chính Lê Mạnh Thát dẫn lại từ Sắc chỉ Tịch Quang tháp của sa di Như Như Lân Giác (đây là pháp hiệu của Như Trừng lúc còn là sa di) thì ghi là năm Đinh Hợi, Phúc Thái thứ 5, trùng khớp với năm được nhắc đến trong Cương mục. Năm sinh của ngài Chân Nguyên được nhiều nhà nghiên cứu hay các Hoà thượng dẫn lại là 1647 có lẽ cũng chính từ năm Đinh Hợi, Phúc Thái thứ 5 này mà ra.

Ngoài quan điểm này, một nhóm khác cho rằng năm sinh của Chân Nguyên là năm 1646, tức là đối chiếu theo sử liệu thì thuộc vào năm Bính Tuất, năm thứ 4 niên hiệu Phúc Thái, người đưa ra quan điểm này đầu tiên có lẽ Thích Nhất Hạnh trong tác phẩm Việt Nam Phật giáo sử luận [4], quan điểm này cũng được Nguyễn Công Lý đồng tình và dẫn lại trong Văn học Phật giáo thời Lê – Nguyễn: Diện mạo – thành tựu – đặc điểm – tác gia tiêu biểu [5]. Như vậy, ít nhất có hai dòng quan điểm về năm sinh của Chân Nguyên, chúng tôi vì không tìm được chính văn bản nên dẫn lại cả hai quan điểm này. Chúng tôi thiên về quan điểm của Như Trừng Lân Giác hơn, tức là năm Đinh Hợi, Phúc Thái thứ 5, vì chắc chắn một điều rằng ở thời đại này, các vị vẫn chưa có cách tính tuổi theo tây lịch như chúng ta hiện tai.

Về năm sinh tuy có hai dòng ý kiến chênh lệch nhau về mặt thời gian, nhưng năm mất và hành trạng của Chân Nguyên Tuệ Đăng thì lại được hoàn toàn thống nhất bởi các nhà nghiên cứu, chính là năm 1726, ứng với năm thứ 7 niên hiệu Bảo Thái đời Lê Dụ Tông, tròn 80, thông tin này được đề cập đến trong bản văn bia của Như Trừng chép, và người đồng môn của ngài là Như Sơn cũng thống nhất như thế. Cũng cần nói thêm rằng, một quan điểm khác về tuổi thọ của Chân Nguyên là 82 tuổi, điều này được đề cập đến trong bài của Hoà thượng Phúc Điền. Nhưng điều này không đáng tin vì Phúc Điền sinh ra đời sau ngày tịch của Chân Nguyên 58 năm. Đồng thời trong lối viết của mình, Phúc Điền không hề nhắc đến cụ thể năm sinh của ngài, đến như năm tịch của Chân Nguyên thì Phúc Điền cũng chỉ dám ước chừng vào niên hiệu Vĩnh Hữu đời Lê Dụ Tông.

Về năm sinh tuy có hai dòng ý kiến chênh lệch nhau về mặt thời gian, nhưng năm mất và hành trạng của Chân Nguyên Tuệ Đăng thì lại được hoàn toàn thống nhất bởi các nhà nghiên cứu, chính là năm 1726, ứng với nắm thứ 7 niên hiệu Bảo Thái đời Lê Dụ Tông, tròn 80, thông tin này được đề cập đến trong bản văn bia của Như Trừng chép, và người đồng môn của ngài là Như Sơn cũng thống nhất như thế.

Các ấn bản đều cho biết rằng, từ nhỏ Chân Nguyên đã theo học tập ở nơi cậu mình, trong quá trình trưởng thành, do một lần được đọc hành trạng của ngài Huyền Quang mà phát tâm đi tu. Trước là theo học Chân Trụ Tuệ Nguyệt, và được ban pháp danh là Tuệ Đăng. Hầu hết, các công trình của Nguyễn Lang, Hoà thượng Thích Thanh Từ, hay Nguyễn Công Lý đều cho rằng Tuệ Đăng là pháp danh lúc theo học ở Tuệ Nguyệt, chỉ khác ở chỗ là Thích Thanh Từ cho rằng năm 16 tuổi thì Chân Nguyên đã được đọc về hành trạng của Huyền Quang, và đến năm 19 tuổi thì lên núi cầu đạo. Nhưng cứ theo văn bia thứ nhất do Lê Mạnh Thát dẫn lại thì lời viết của Như Trừng hoàn toàn khác. Như Trừng viết rằng, khi thầy mình theo học đạo với Chân Trụ Tuệ Nguyệt thì có pháp danh là Tuệ Thông, còn tên gọi Tuệ Đăng phải đến năm 46 tuổi, khi Chân Nguyên được vua Hy Tông gọi vào triều, thì vua mới sắc làm “Tuệ Đăng Hoà thượng”, và đến năm 76 tuổi thì được vua Dụ Tông phong là Tăng thống Chánh Giác Hoà thượng [6]. Như vậy, văn bia Như Trừng giúp chúng ta kiểm tra lại các thông tin truyền thống về hành trạng của Chân Nguyên, rằng Tuệ Đăng là phải tên do Hy Tông sắc chứ không phải là tên do Tuệ Nguyệt ban.

Một thông tin quan trọng hơn về pháp danh Chân Nguyên được Nguyễn Lang và Nguyễn Công Lý đề cập. Nguyễn Công Lý đã dẫn ra được rằng về pháp danh này có liên quan đến bài kệ truyền pháp của Minh Hành, chữ Chân trong Chân Nguyên là chữ thứ hai sau chữ Minh trong bài kệ truyền pháp ấy [7], để cho thấy rằng Chân Nguyên là người nối tiếp của Minh Lương, cũng từ đây khi mà một Tuệ Thông thuộc hàng đệ tử của Chân Trú, thì sau khi trở thành cao đồ của Minh Lương, lấy pháp danh Chân Nguyên thì ngài đã xếp vào cùng đời với Chân Trú là thầy trước đó của mình.

Một thông tin khác có thể phân ra là 2 thuyết về hành trạng của Chân Nguyên, là việc ông dòng tông phái nào? Dòng chủ trương thứ nhất được đề cập bởi Nguyễn Lang và được ủng hộ bởi Nguyễn Công Lý rằng Chân Nguyên thuộc dòng thiền Trúc Lâm,… Dòng chủ trương còn lại được dẫn bởi Lê Mạnh Thát từ các văn bản bia viết bởi Như Trừng, hay bài viết trong các của Như Sơn và Tịch Tịch Mật Nhân Phúc Điền An Thiền, cho rằng Chân Nguyên được là tổ kế đăng đời thứ 74, Lê Mạnh Thát chú thêm là dòng Lâm Tế. Nhưng Hoà thượng Thích Thanh Từ trong Thiền tông bản hạnh giảng giải và Thiền sư Việt Namcó ý rằng, Chân Nguyên thuộc đời pháp thứ 36 tông Lâm Tế [8] và là người khôi phục lại Thiền phái Trúc Lâm [9]. Chúng tôi cho rằng đời thứ 74 này được tính theo danh sách của Ngự Chế Thiền Uyển Thống Yếu Kế Ðăng Lục, tức là theo sách này tính cả các tổ Ấn Độ và Trung Hoa. Còn tính theo dòng Lâm Tế thì phải như Hoà thượng Thanh Từ đề cập đến. Nhưng cũng cần phải kiểm tra lại với phần đề cập của Hoà thượng Thanh Từ. Vì rằng, trong quyển Thiền sư Việt Nam, Hoà thượng đã tính Hoà thượng Chuyết Công là đời thứ 34, Chuyết Công chính là thiền sư Chuyết Chuyết, theo thiền sử Trung Hoa thì Chuyết Chuyết là đệ tử của Đà Đà đại sư, thuộc đời thứ 30 [10].

Như vậy tính dần ra thì, Chuyết Chuyết phải là đời thứ 31, Minh Hành và Minh Lương là đời thứ 32, Chân Trú và Chân Nguyên là đời thứ 33. Về việc Chân Nguyên có nhận truyền thừa của thiền phái Trúc Lâm hay không chúng tôi chưa đủ cơ sở để kiểm chứng và nêu ra, vì vậy đành bỏ ngỏ ở đây, chờ cơ hội khác tìm hiểu thấu đáo hơn sẽ nói đến. Các thông tin khác từ việc sau khi Tuệ Nguyệt tịch và Chân Nguyên đến tìm Minh Lương để học đạo thì gần như các học giả đi trước đều thống nhất, nên sẽ không nhắc thêm nữa. Sau đây chúng tôi sẽ đề cập thẳng vào quá trình tìm hiểu tác phẩm “Thiền Tịch phú” của mình.

VỀ “THIỀN TỊCH PHÚ” CỦA THIỀN SƯ CHÂN NGUYÊN
Về lượng tác phẩm của Chân Nguyên cũng có đôi chút khác nhau, Nguyễn Công Lý đề cập 10 tác phẩm của ngài, Hoà thượng Thích Thanh Từ đề cập đến 12 tác phẩm và Lê Mạnh Thát đã đề cập được đến 18 tác phẩm (xem các công trình đã dẫn). Chúng tôi cho rằng đây không phải là do không đồng nhất, mà là quá trình phát hiện ra tư liệu của các nhà nghiên cứu có phát triển thêm theo thời gian. “Thiền Tịch phú” là một trong số các tác phẩm quan trọng của Thiền sư Chân Nguyên, đây là một bài phú Nôm mà theo Thích Thanh Từ đó là nói về con đường tu của ngài cùng cái lặng lẽ của Thiền. Người phiên âm tác phẩm này ra quốc ngữ sớm nhất được đề cập chính là Thiền Phổ, trong tạp chí Đuốc Tuệ năm thứ 2 số thứ 7, với nhan đề là “Những án quốc văn cổ trong Phật học: “Thiền tịch phú’”.

Trong Toàn tập Chân Nguyên Tuệ Đăng (quyển 2), bài giới thiệu về “Thiền tịch phú” của Lê Mạnh Thát rất chi tiết, ở đây xin được tóm tắt lại, và trong quá trình tìm hiểu cũng xin đối chiếu giữa bản phiên âm của Thiền Phổ và bản phiên âm của Lê Mạnh Thát (bản phiên âm của Hoà thượng Thanh Từ là dùng lại bản này, nên chúng tôi sẽ không đề cập) với bản khắc in được Lê Mạnh Thát đề cập đến trong sách trên. Trước hết, về vấn đề khắc in của “Thiền tịch phú”, chỉ từ Lê Mạnh Thát chúng ta mới rõ rằng bài phú này được khắc in chung vào bản Thiền tông bản hạnh năm 1932, và không thấy xuất hiện trong các bản in Thiền tông bản hạnh trước đó như của Liễu Viên 1745, của Huệ Thân năm 1805. Bài phú này là do chính Thanh Hanh thêm vào bản khắc Thiền tông bản hạnh 1932, tuy nhiên không cho biết nguồn gốc từ đâu mà ông có được nó, đến thời của Thiền Phổ phiên ra quốc ngữ năm 1936 cũng không hề đề cập đến vấn đề này. Ít nhất, qua thông tin mà Lê Mạnh Thát đã khảo cứu thì chúng ta chỉ có thể biết chắc chắn rằng “Thiền tịch phú” phải ra đời sau Thiền tông bản hạnh vì lối viết đã bớt đi lượng từ Hán, khiến câu văn nhẹ nhàng hơn [11].

“Thiền tịch phú” là bài phú theo lối Đường phú, cả thảy 72 câu, theo lối độc vận, theo nhóm vần ạch/ịch/ếch/ệch [12], chúng ta có thể xem lối dùng vận của bài phú này là độc vận /ích/ và có thể thông vận với ách/ịch/ạch/ếch [13]. Nếu áp hệ thống âm vận học tiếng Hán, cụ thể là nhóm vận trong sách Quảng vận vào thì các vận này đều thuộc vào nhóm vận bộ “tích” 昔韻. Tuy nhiên, vì đây là phú Nôm nên nhóm vận này phụ thuộc vào tiếng Việt, vì vậy mà chúng tôi sẽ đi theo hướng luận nhóm vần của Nguyễn Công Lý. Bảng dưới chúng tôi sẽ tiến hành đối chiếu những chỗ phiên âm khác nhau của 2 bản phiên âm so với bản chữ Nôm được Lê Mạnh Thát dẫn, các chỗ khác nhau này sẽ khác về bình diện ngữ nghĩa hoặc phiên âm nhầm, mà không tính đến các đặc tính về ngữ âm vùng miền. Hiển nhiên sẽ gõ lại chữ Nôm đúng theo văn bản khắc và trình bày quan điểm về cách phiên âm của chúng tôi. Có một điều chắc chắn rằng bản phiên âm của Lê Mạnh Thát là dựa vào bản 1932 của Thanh Hanh, tuy nhiên với bản phiên âm của Thiền Phổ thì chúng tôi không rõ là phiên từ bản nào, vì có một số câu, trong bản phiên của Thiền Phổ lại ít chữ hơn của Lê Mạnh Thát. Trong Toàn tập Chân Nguyên Tuệ Đăng, Lê Mạnh Thát dùng bản của Thiền Phổ để đối chiếu và nhưng cũng không nhắc đến vì sao bản phiên đó lại thiếu sót. Chúng tôi làm công tác đối chiếu, hiển nhiên cần nghi ngờ rằng liệu có tồn tại hai bản khác nhau hay không? Nhưng vì trước nhất là chưa đủ điền kiện để xác thực điều đó; thứ 2 là Lê Mạnh Thát, như đã nói dùng bản phiên của Thiền Phổ để đối sánh, nên chúng tôi sẽ mặc định rằng hai bản phiên này là cùng từ một bản Nôm của Thanh Hanh cho khắc mà có. Và sau đó là tiếp tục công tác là đối chiếu lại hai bản phiên âm này để tìm bản nào có cách phiên khả tín hơn.

 

Bảng trên đây chúng tôi đã liệt kê phần lớn những điểm khác nhau của hai bản phiên âm, giờ sẽ tiến hành kiểm tra lại tính hợp lý của hai bản phiên âm này so với nguyên văn Nôm. Ở câu “路沛城都。

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin