Chi tiết tin tức

Đức Dalai Lama giảng giáo lý cho Phật tử Đông Nam Á

15:50:00 - 07/09/2013
(PGNĐ) -  Đức Dalai Lama hôm 3-9 nói rằng Phật giáo và văn hóa Phật giáo là hai lĩnh vực khác nhau.

"Trong khi Phật giáo liên quan đến cá nhân, thì văn hóa Phật giáo lại liên quan đến xã hội", Đức Dalai Lama phát biểu trong ngày đầu tiên của khóa giáo lý về "Nhập Bồ-tát hành luận" của ngài Tịch Thiên (Shanti Deva).

Duc Dalai.jpg

Đức Dalai Lama

Ngài cũng cho biết: "Văn hóa Phật giáo thuyết giảng về bất bạo động và hòa bình, và cơ sở của hòa bình và bất bạo động là từ bi. Vì vậy, văn hóa Phật giáo là một nền văn hóa của tình yêu và của lòng từ bi".

Đức Dalai Lama đã bắt đầu khóa giáo lý hai ngày rưỡi theo yêu cầu của một nhóm người Đông Nam Á kết hợp với Trung tâm Phật giáo Tây Tạng có trụ sở tại Singapore.

Ngài đã hoàn thành chương 7 của bộ luận và tiếp tục từ chương 8 từ ngày 3 đến 5-9.

Thúc đẩy sự hòa hợp tôn giáo và hiểu biết giữa các truyền thống tôn giáo lớn trên thế giới là một trong ba cam kết của Đức Dalai Lama. Ngài yêu cầu các môn đệ phải tôn trọng các tôn giáo khác và duy trì sự đoàn kết giữa tất cả các truyền thống tôn giáo. "Bởi vì tất cả các tôn giáo đều rao giảng về lòng tốt, lòng từ bi và sự cần thiết phải trở thành những con người tốt".

Ngài cũng nhấn mạnh rằng sự phát triển của một tâm hồn tốt là quan trọng cùng với sự phát triển về vật chất.

"Phát triển vật chất là cần thiết, chúng ta sỡ hữu cơ thể này vì vậy chúng ta cần một vài điều kiện thuận lợi để mang lại những tiện nghi vật chất và nó rất quan trọng. Nhưng nếu tất cả năng lượng thể chất và tinh thần của chúng ta chỉ tập trung vào giá trị vật chất, thì thật là đáng tiếc. Chúng ta có một trí thông minh kỳ diệu của con người".

Đức Dalai Lama sẽ thực hiện chuyến đi 10 ngày đến châu Âu bắt đầu từ ngày 9-9 tới ở Latvia.

Đức Dalai Lama cũng sẽ viếng thăm Cộng hòa Séc, Lithuania và Đức nơi mà ngài sẽ có các buổi nói chuyện  với công chúng và thuyết giảng giáo pháp.

Nhà lãnh đạo tinh thần Tây Tạng cũng sẽ tham gia trong Diễn đàn Nhân quyền ở Praha cùng với biểu tượng dân chủ của Miến Điện và là người đồng đoạt giải Nobel Aung San Suu Kyi.

Diễn đàn Nhân quyền đã được bắt đầu bởi cựu Tổng thống Séc và là biểu tượng của cuộc Cách mạng Nhung Vaclav Havel và nhà triết học, nhà văn, nhà hoạt động chính trị, nhân đạo người Mỹ gốc Do Thái Elie Wiesel vào năm 1997.

Văn Công Hưng (Theo Phayul)

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin